Home / ĐÔ THỊ - MÔI TRƯỜNG / Công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng và các giải pháp trong phát triển đô thị xanh

Công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng và các giải pháp trong phát triển đô thị xanh

      Phát triển bền vững đang là mục tiêu quản lý mà tất cả các quốc gia trên thế giới hướng theo. Cùng với quá trình phát triển kinh tế – xã hội vấn đề đô thị hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ, khi không gian sống ngày càng bị thu hẹp và sức khỏe con người đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm, rất nhiều nước trên thế giới, công tác quy hoạch và xây dựng các đô thị (khu đô thị) mới cũng như công việc cải tạo các đô thị cũ theo hướng đô thị xanh (Green Cities), đô thị sinh thái (Eco Cities) hay đô thị bền vững về mặt môi trường (Environmentally Sustainable Cities) luôn được quan tâm rất cao. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu mô hình và các tiêu chí của một đô thị xanh, đô thị sinh thái, đô thị bền vững về mặt môi trường; một số nước đã xây dựng thành công các đô thị được thừa nhận là các đô thị xanh, đô thị sinh thái: Curitiba (Brazil), Thanh Đảo, Bắc Hải (Trung Quốc), Singapore, Stockholm (Thụy Điển), Freiburg (Đức), Alexandria, Virginia (Mỹ) v.v…

Singapore
Singapore
Thanh đảo (Trung Quốc)
Thanh đảo (Trung Quốc)
Stockhom (Thụy Điển)
Stockhom (Thụy Điển)

        Những thành tựu nghiên cứu về đô thị xanh, đô thị sinh thái, đô thị bền vững về mặt môi trường và các tiêu chí của loại đô thị đã được hình thành trên thế giới và đều có một mục tiêu cơ bản chung là tạo ra môi trường đô thị sống tốt (Livability), bảo đảm sức khỏe và tiện nghi cho mọi người dân, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên và năng lượng, giảm thiểu “khí nhà kính”, giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm môi trường đô thị. Tuy nhiên, giữa chúng cũng có các đặc điểm riêng khác nhau.

     – Đô thị xanh có đặc điểm nổi bật là đô thị có nhiều không gian xanh, có chất lượng môi trường xanh (môi trường không khí sạch, môi trường nước sạch, môi trường đất bao gồm cả chất thải rắn sạch).

   – Đô thị sinh thái có đặc điểm nổi bật là đô thị hài hòa các hệ sinh thái nhân tạo (hệ sinh thái đô thị) và các hệ sinh thái tự nhiên, lấy con người làm trung tâm của các hệ sinh thái, cân bằng cuộc sống của con người với các hệ sinh thái tự nhiên.

   – Đô thị bền vững về mặt môi trường có đặc điểm nổi bật là trong quá trình phát triển đô thị đảm bảo hài hòa phát triển 3 trụ cột: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường để đảm bảo đô thị phát triển bền vững.

    Ở Việt Nam, từ khi “Đổi mới” (1986) đã mở ra một thời kỳ phát triển đô thị hóa nhanh, vào năm 1990 Việt Nam mới có 500 đô thị, đến năm 2000 tổng số đô thị đã là 649 và đến nay tổng số đô thị ở Việt Nam đã đạt tới 766 đô thị. Hầu hết các đô thị ở Việt Nam đều được quy hoạch, xây dựng và phát triển theo phương pháp truyền thống. Vì vậy ở nhiều đô thị Việt Nam, đặc biệt là các đô thị loại đặc biệt, loại 1 và loại 2 đang phải đối mặt với ô nhiễm môi trường, giao thông tắc nghẽn, điều kiện sống xấu hơn, sức khỏe cộng đồng bị ảnh hưởng mạnh hơn, phát triển đô thị thiếu bền vững và chưa thích ứng với biến đổi khí hậu.

     Các thách thức chủ yếu mà các đô thị hiện nay tại Việt Nam gặp phải đó là:

    – Việc đô thị hóa chưa được kiểm soát chặt chẽ, chưa có kế hoạch phát triển và phân kỳ đầu tư hợp lý dẫn đến việc phát triển mở rộng đô thị còn dàn trải, không đồng bộ. Điều này làm tăng chi phí đầu tư các dự án do hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị cũng như hệ thống hạ tầng xã hội chưa đáp ứng tốc độ phát triển của các khu đô thị.

  – Trong quá trình phát triển đô thị, việc không tuân thủ quy hoạch, việc điều chỉnh quy hoạch (theo chiều hướng xấu đi so với quy hoạch ban đầu) còn phổ biến. Đặc biệt là chưa đạt được sự thống nhất, sự nhất quán về các khu vực cần được gìn giữ, duy trì bảo vệ vì lợi ích chung của cộng đồng như các khu cây xanh, các hồ nước, các cảnh quan thiên nhiên, các vùng ngập nước sinh thái,…

1.22   – Hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của đô thị còn thấp kém, đặc biệt là hệ thống công trình giao thông; Hệ thống công trình thoát nước và xử lý nước thải còn rất lạc hậu, tình trạng ngập úng cục bộ diễn ra nhiều nơi; Hệ thống không gian xanh còn rất nhỏ bé.

1,23   – Số lượng các khu đô thị mới, các khu nhà ở tăng lên nhưng chất lượng chưa được quan tâm đúng mức. Phát triển đô thị chưa được kiểm soát chặt chẽ theo quy hoạch và kế hoạch.

   – Quá trình xây dựng, phát triển đô thị còn sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, tiêu hao nhiều năng lượng và phát thải lớn, gây mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường…Hiện nay, môi trường không khí, môi trường nước mặt và quản lý chất thải rắn ở các  đô thị đang bị ô nhiễm, có nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong khi tiềm lực  đầu tư kinh phí và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường bức xúc còn bị hạn chế.

   – Mật độ dân số ngày càng tăng cao, quỹ đất để phát triển đô thị xanh, đô thị sinh thái bị hạn chế.

   – Đội ngũ chuyên gia quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị xanh, đô thị sinh thái còn hạn chế.

   – Các đô thị cũng đang phải đối diện với những thách thức mới nảy sinh do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đây là những thách thức lớn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh đô thị, điều kiện, môi trường sống của dân cư và đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững, đặt ra nhiều vấn đề mới trong công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị hiện nay.

123412345    Với đặc điểm nổi bật là có nhiều không gian xanh, chất lượng môi trường xanh, hài hòa các hệ sinh thái nhân tạo (hệ sinh thái đô thị) và hệ sinh thái tự nhiên, giảm thiểu “khí nhà kính”, giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm môi trường đô thị, nó sẽ tạo ra môi trường sống tốt, bảo đảm sức khỏe và tiện nghi cho người dân. Để phát triển đô thị theo hướng đô thị xanh, đô thị sinh thái, chúng ta cần thực hiện một số định hướng như sau:

    Một là, phát triển đô thị trước hết phải tuân thủ các quy hoạch và phát triển có kế hoạch, có phân kỳ phát triển phù hợp với nhu cầu thực tế. Các quy hoạch đô thị phải đảm bảo chất lượng, tầm nhìn và có cách tiếp cận theo hướng đô thị bền vững như đô thị xanh, đô thị sinh thái…quy hoạch không gian đô thị phải đảm bảo hài hòa hiệu quả kinh tế – sinh thái, thân thiện môi trường, thuận lợi cho phát triển giao thông công cộng. Quy hoạch đô thị cần đi trước một bước theo nguyên tắc đảm bảo sự phát triển hài hòa của các hệ sinh thái trong đô thị, tạo thêm nhiều không gian cây xanh mặt nước và đảm bảo các khu vực chức năng phải thỏa mãn các tiêu chí về chất lượng môi trường. Cần đưa quan điểm phát triển xanh và tiêu chí xanh vào công tác quy hoạch, thiết kế, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị như: cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, cung cấp năng lượng, viễn thông, phát triển mạng lưới giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao và không gian xanh đô thị. Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể của thành phố và các quy hoạch khác theo hướng tiếp cận đô thị bền vững có lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu vào các quy hoạch .

       Hai là, ưu tiên phát triển hạ tầng đô thị xanh với hệ thống giao thông xanh (giao thông sinh thái), tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải; sử dụng năng lượng tái tạo, đổi mới và sử dụng công nghệ, kỹ thuật, vật liệu sạch; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật theo hướng khuyến khích phát triển, ứng dụng các công trình xanh, các bon thấp, năng lượng tái tạo trong xây dựng và phát triển đô thị.

     Ba là, tranh thủ các nguồn lực trong và ngoài nước; đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế trong phát triển đô thị theo mô hình đô thị xanh, đô thị sinh thái. Có chính sách khuyến khích thu hút, huy động nguồn lực từ cộng đồng, doanh nghiệp và hộ gia đình xanh hóa cảnh quan đô thị; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyên môn và quản lý đáp ứng công tác phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững.

    Bốn là, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để định hướng và đáp ứng một cách đầy đủ yêu cầu phát triển đô thị Việt Nam theo hướng tăng trưởng xanh; nghiên cứu ban hành hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá về quy hoạch, kiến trúc đô thị sử dụng vật liệu, giải pháp xây dựng xanh thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính, giải pháp công nghệ thích hợp xử lý chất thải đô thị.

      Ban hành những quy định bắt buộc chủ đầu tư ứng dụng những công nghệ xanh phổ biến khi xây dựng các công trình thương mại mới và cải tạo các công trình hiện có ở các khu đô thị. Xây dựng các công cụ kinh tế, kỹ thuật khuyến khích và hỗ trợ các chủ đầu tư, các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm phục vụ cho xây dựng và sử dụng các công trình xây dựng xanh; khuyến khích đầu tư các khoảng không gian xanh.

apecapec1      Năm là, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức để các cấp, các ngành và nhân dân tích cực tham gia vào công tác phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, bảo vệ môi trường; tích cực vận động các nhà tài trợ, các tổ chức phát triển, các nhà đầu tư tham gia xây dựng và phát triển công trình xanh, đô thị xanh.

      Trên đây là những ý kiến của tôi muốn đóng góp cho hội nghị ngày hôm nay, Tôi hy vọng rằng, những ý kiến trên là hữu ích và góp phần vào công tác quy hoạch, phát triển đô thị của chúng ta trong thời gian tới.

                                                                                                Ths. KTS Khoa Năng Du

 

Check Also

brg-smarttown-15198048646601809363374 (1)

Xu hướng phát triển đô thị xanh trên thế giới

Mời bạn đọc xem ” Xu hướng phát triển đô thị xanh trên thế giới” …