Việc quy hoạch mặt tiền biển là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc phát triển các đô thị biển. Tuy nhiên, đô thị biển không nên chỉ tập trung cho phát triển về du lịch và dịch vụ thương mại dọc theo tuyến bờ biển, mà còn phải phát triển một cách cân đối hài hòa với các chức năng đô thị khác, cần thiết cho sự phát triển toàn diện của đô thị, tận dụng được các lợi thế của địa phương. Việc phát triển nhà cao tầng thiếu cẩn trọng, tiềm ẩn nguy cơ kìm hãm và làm tổn hại cơ hội phát triển trong tương lai của đô thị.
Đô thị biển Nha Trang
Với chiều dài bờ biển khoảng 3.200km, không kể các đảo, Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển và các đô thị biển. Tuy nhiên, trong thời gian phát triển nóng khoảng ba thập niên qua, kể từ sau khi đổi mới, tại nhiều đô thị biển Việt Nam đã và đang xảy ra những xu hướng phát triển thiếu bền vững. Ví dụ như: Xu hướng xây dựng “bức tường thành” gồm những nhà cao tầng chạy suốt mặt tiền biển; Xu hướng tư nhân hóa bãi biển; Xu hướng phát triển nhà cao tầng một cách vô tổ chức làm rối loạn hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Việc phát triển nhà cao tầng thiếu cẩn trọng, tiềm ẩn nguy cơ kìm hãm và làm tổn hại cơ hội phát triển trong tương lai của đô thị. Do đó, việc cải tạo và phát triển các đô thị biển tại Việt Nam cần có sự đánh giá lại hiện trạng và xem xét lại các mục tiêu phát triển, phù hợp với những định hướng chiến lược rõ rệt hơn về quy hoạch nhà cao tầng, như: (1) Phát triển mặt tiền biển phải mở ra cơ hội phát triển của khu vực nằm phía sau; (2) Quy hoạch nhà cao tầng phải phát triển trong mối liên kết chặt chẽ với khung sườn giao thông công cộng kết nối ra biển và đến các khu vực cộng đồng; (3) Quy hoạch nhà cao tầng phải được tổ chức sao cho có thể giúp dẫn gió vào sâu trong đất liền, nhằm cải thiện vi khí hậu đô thị; (4) Quy hoạch đô thị biển phải dành ưu tiên cho hệ thống không gian xanh và mặt nước phù hợp với việc cải thiện vi khí hậu và đảm bảo các điểm nhìn và tuyến nhìn cảnh quan độc đáo, không bị nhà cao tầng che khuất hoặc lấn át; (5) Phát triển cao tầng phải phù hợp với kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm thực đất và thiên tai; (6) Tổ chức Quy hoạch chiều cao phải phù hợp với việc bảo tồn và nâng cao bản sắc đặc trưng của các đô thị biển, để đa dạng hóa mạng lưới đô thị biển quốc gia; (7) Quy hoạch cao tầng phải phù hợp cho tầm nhìn dài hạn đảm bảo hoạt động sân bay đô thị biển.
Phát triển mặt tiền biển phải mở ra cơ hội phát triển của khu vực nằm phía sau
Việc quy hoạch mặt tiền biển là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc phát triển các đô thị biển. Tuy nhiên, đô thị biển không nên chỉ tập trung cho phát triển về du lịch và dịch vụ thương mại dọc theo tuyến bờ biển, mà còn phải phát triển một cách cân đối hài hòa với các chức năng đô thị khác, cần thiết cho sự phát triển toàn diện của đô thị, tận dụng được các lợi thế của địa phương. Do đó cần tránh xu hướng lạm dụng phát triển mặt tiền biển làm tổn hại cơ hội phát triển của khu vực nằm phía sau sâu hơn trong đất liền. Đặc biệt là cần tránh xu hướng phát triển các dự án du lịch nối liền nhau nhiều km, biến bãi biển thành tài sản tư, ngăn chặn cơ hội tự do tiếp cận bãi biển của cư dân ở các khu đất lân cận nằm sâu hơn trong đất liền, điển hình như dãy resort cao cấp dọc đường Võ Nguyên Giáp – Trường Sa – Lạc Long Quân tại Đà Nẵng. Trong tương lai, khi các công trình ven biển này được cao tầng hóa, tình trạng mất cân đối sẽ càng nghiêm trọng hơn. Do đó, bên cạnh việc điều chỉnh lại để khai thông lối ra biển công cộng, Quy hoạch tầm nhìn đến 2030 cho Đà Nẵng đã khuyến nghị phát triển các tuyến đại lộ Đông Tây kết nối ra biển với các công trình cao tầng và đa chức năng, bao gồm ở và dịch vụ thương mại.
Cũng cần tránh xu hướng phân lô dự án theo hình thức tương tự nhà phố, với chiều rộng rất hẹp không tương xứng với chiều dài, có mặt tiền biển và đường giao thông ở hai đầu như quy hoạch một số dự án ở khu Bãi Trường Phú Quốc.
Giải pháp phát triển đô thị biển phân tán không hiệu quả về mặt kinh tế vì giá thành xây dựng hệ thống hạ tầng trở nên cao hơn, việc quản lý bảo vệ môi trường và xử lý chất thải trở nên khó khăn hơn do phải trải dài theo diện tích rộng hơn và khoảng cách xa hơn. Thay vì chỉ tập trung phát triển theo tuyến bờ biển, thì cần phát triển các cụm đô thị tập trung nằm sâu hơn trong đất liền nhưng vẫn kết nối tốt với nhau và với bờ biể
Cuộc đua nhà cao tầng nuốt không gian biển
Đường Trần Phú, TP. Nha Trang hơn 20 năm trước là một trong những con đường cảnh quan đẹp với những biệt thự, tòa nhà thấp có sân vườn rộng hướng mặt ra biển. Thế nhưng từ năm 1996, khi khách sạn Lodge 13 tầng được xây dựng ở đây đã mở ra “cuộc đua” nhà cao tầng ken dày trên con đường này.
Các khách sạn: Yasaka Saigon Nha Trang 11 tầng, Sunrise Nha Trang 12 tầng, Novotel Nha Trang 18 tầng, Sheraton Nha Trang 33 tầng, Mường Thanh 46 tầng… lần lượt mọc lên. Hệ thống khách sạn dày đặc hệt như một “bức tường cao ốc” làm xấu đi cảnh quan bờ biển Nha Trang.
Tháng 11/2010, Tạp chí National Geographic với cuộc bỏ phiếu của 340 chuyên gia quốc tế nổi tiếng đã bình chọn Nha Trang vào nhóm các bãi biển tồi nhất thế giới. Đánh giá của cuộc bình chọn cho thấy: “Nơi này đã bị phát triển quá mức mà không được kiểm soát chặt, kỹ. Những bờ biển dài giờ đã bị biến mất và “vẻ đẹp thiên nhiên đến ngạc nhiên” ở nơi này đang bị đe dọa nghiêm trọng”.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuân, chuyên gia kiến trúc quy hoạch cho rằng, ở nhiều nước châu Á thường xây khu resort ở nơi yên tĩnh, không gần khu vực đô thị sầm uất như thường thấy ở Việt Nam. Bãi biển ở trung tâm thành phố không ai chiếm dụng riêng mà họ để người dân, du khách tự do tiếp cận chứ không làm sát bãi biển.
Ông Tuân đơn cử, Phuket, Pattaza (Thái Lan), Penang (Malaysia) người ta xây khách sạn, resort ra xa trung tâm thành phố còn khu vực ven biển trung tâm để phục vụ người dân, du khách.
“Do thiếu quy hoạch ngay từ đầu nên Nha Trang để các tòa nhà cao tầng quá sát nhau, giờ giống như sự đã rồi, rất khó điều chỉnh”, TS Tuân nói.
Theo chuyên gia này, việc Khánh Hòa di dời khu resort Anna Manara để xây công viên ven biển là “động thái dũng cảm”, xử lý mạnh dạn của chính quyền. Nếu địa phương đã trót “chấp thuận” thì có thể thương thảo nhà đầu tư điều chỉnh thiết kế công trình, để tạo khoảng trống cho gió biển vào bên trong khu vực thành phố.
Khắc phục sai lầm quy hoạch
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa cho rằng, mục tiêu của phác thảo đồ án điều chỉnh quy hoạch này hướng đến xác định lại tầng cao các công trình điểm nhấn không quá 40 tầng. Còncan ho river city gây sốt tại quận 7
Địa phương sẽ đánh giá, xác định lại các không gian ngầm kết hợp đi bộ qua lại trên trục đường Trần Phú; tháo dỡ, điều chỉnh các khu resort, nhà nghỉ, nhà hàng, quán bar… phía Đông đường Trần Phú.
Ông Nguyễn Văn Lộc – Nguyên Giám đốc Sở Xây dựng Khánh Hòa cho hay, người dân lẫn giới kiến trúc sư địa phương đều đồng tình ủng hộ.
“Tháo dỡ, điều chỉnh các resort, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng… phía Đông đường Trần Phú để làm công viên cây xanh vừa bảo tồn được di sản quốc gia vịnh Nha Trang, vừa thúc đẩy du lịch biển phát triển bền vững”, ông Lộc nói.
Trước những năm 90, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa từng tốn nhiều công sức giải tỏa hàng trăm hộ dân cùng nhiều nhà hàng, quán ăn trên đường Trần Phú. Việc nỗ lực trả lại môi sinh cho cây xanh và không gian thơ mộng bờ biển đã góp phần đưa vịnh Nha Trang trở thành một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới.
Vài năm gần đây, Khánh Hòa “quy hoạch ngược” tính chất của dải bờ biển phía Đông đường Trần Phú. Bãi biển Nha Trang không còn là công viên bảo tồn, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên danh thắng quốc gia phục vụ lợi ích cộng đồng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, đô thị hóa sát bên bờ biển Nha Trang là sai lầm về quy hoạch.
Ông Nguyễn Hoàng – Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Khánh Hòa nhìn nhận, việc giải tỏa các công trình ven biển để làm công viên sinh thái hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho du lịch địa phương. Điều này vừa giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, vừa tạo cảnh quan ven biển xanh, sạch, đẹp, phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi, giải trí cho người dân địa phương lẫn du khách.
Quan điểm của ông Phạm Minh Nhựt – chuyên gia lĩnh vực du lịch, là việc tháo dỡ, điều chỉnh các công trình kiến trúc che khuất tầm nhìn ra biển là hướng đi phù hợp của Khánh Hòa. Tuy nhiên địa phương không nhất thiết phải “dọn sạch” hết, cần xem xét để lại vài khu dịch vụ đáp ứng nhu cầu người dân lẫn du khách.
Vị chuyên gia này đề xuất, bờ biển Nha Trang trải dài gần 10 km, cần có điểm dừng chân nghỉ ngơi uống cà phê, giải khát hay nhà vệ sinh công cộng, nhà tắm nước ngọt phục vụ người dân, du khách sau khi tắm biển lên bờ…
Trước mắt, Khánh Hòa cần dừng ngay việc cấp giấy phép cho công trình cao tầng sát biển Nha Trang, khắc phục tình trạng kẹt xe, ô nhiễm môi trường biển. Tỉnh nên mời đơn vị tư vấn giàu kinh nghiệm để quy hoạch thành phố Nha Trang xứng tầm di sản là một trong 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới.
Theo Luật Di sản văn hóa điều 32, khoản 1 và 2 quy định: Vùng 1(vùng lõi, gốc) bao gồm di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích thì cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt giữ nguyên hiện trạng, môi trường.
Vùng 2 (vùng đệm, vùng bao quanh khu vực di tích), có thể được bố trí xây dựng các công trình phục vụ việc phát huy giá trị di tích nhưng không làm ảnh hưởng tới kiến trúc, cảnh quan, môi trường sinh thái của di tích và phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ VHTT&DL đối với Di tích cấp quốc gia như vịnh Nha Trang.
Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia từng lưu ý Khánh Hòa, vịnh Nha Trang là khu vực nhạy cảm, cần nghiên cứu kỹ, đảm bảo khoa học để có phương án hài hòa phát triển và bảo tồn. Cần tổ chức thi ý tưởng quy hoạch kiến trúc để thu thập ý kiến nhà khoa học và người dân; hạn chế thấp nhất tình trạng san ủi, lấn biển…Nhật đầu tư nửa tỉ đô vào du an river city quan 7
Tình hình phát triển nhà cao tầng tại các TP biển Việt Nam
Cơn sốt “Đầu tư bất động sản du lịch” đã tạo được cơ hội tốt cho việc phát triển quy hoạch – kiến trúc các tỉnh ven biển Nam Trung bộ thời gian vừa qua, đồng thời cũng phát sinh những vấn đề làm tốn khá nhiều giấy mực, lượng thông tin và sự quan tâm của giới báo chí cũng như cộng đồng mạng, trong đó nổi bật là các ý kiến đa chiều về những lợi thế và bất cập của việc xây dựng nhà cao tầng ở vùng ven biển này.
Năm 2016, Đà Nẵng đã khởi công “Tòa nhà cao nhất miền Trung” Ánh Dương – Soleil Đà Nẵng, xây dựng trên diện tích 21.800m2, cách bãi biển Mỹ Khê chưa đầy 100m, với 10 điểm “hot” theo báo chí, xứng tầm là “biểu tượng Đà Nẵng”. Cùng thời điểm đó, báo chí cũng cho thấy đang có ít nhất 3 nhà đầu tư bắt đầu xây dựng căn hộ cao tầng (30 tầng) tại khu vực ven biển Đà Nẵng. Chưa kể hàng nghìn căn hộ cao cấp cao 2-3 tầng đã và đang được xây dựng đối diện với sân bay. Các công trình ra đời bất chấp ý kiến của các nhà chuyên môn về mật độ dày đặc và chiều cao lớn như vậy sẽ thu hẹp không gian sống và chắn hướng biển của đô thị, đồng thời ảnh hưởng tới công tác quốc phòng và an toàn hàng không.
Thống kê sơ bộ thấy rằng chỉ trong vài ba năm gần đây ở Đà Nẵng đã xuất hiện không ít dự án cao tầng sát biển, ví dụ như Royal Era 1, Novotel cao 155m (37 tầng), Mường Thanh – Sơn Trà (40 tầng)…và có lẽ sẽ còn thêm nữa! Tại Nha Trang (Khánh Hòa) phong trào “đua chiều cao” cũng không kém sôi nổi, điển hình là công trình Tổ hợp Mường Thanh Khánh Hòa cao 48 tầng (theo giấy phép là 40 tầng) gây nhiều tranh cãi và là lý do chính của việc “điều chỉnh quy hoạch cục bộ” hiện nay, với nguy cơ “bức tường cao ốc” hiện hữu đang phá vỡ cảnh quan vịnh biển và cửa sông ở đây. Vẫn còn nhiều ý kiến về “trần cao 40 tầng trong quy hoạch”, về “cơ hội phát triển du lịch cần tận dụng” và về “không nên lãng phí đất xây dựng”… và còn nhiều thử nghiệm cũng như dự tính điều chỉnh, nhưng đến nay vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.
Tại Quy Nhơn (theo Người lao động), tập đoàn Hoa Sen có Dự án Tòa tháp 49 tầng (cao nhất miền Trung) gồm 420 phòng khách sạn và 1469 căn hộ condotel. Năm 2016 Tập đoàn FLC đã chính thức ra mắt Sea Tower Quy Nhơn, căn hộ khách sạn 5 sao cao 25 – 30 tầng. Tòa tháp đôi này nằm trên khu đất vàng 1,7ha, được kết nối với bờ biển bằng một đường ngầm qua đường An Dương Vương, cũng may là ở Quy Nhơn hiện mới chỉ có một số dự án cao ốc ven biển, những dự án còn lại đang được nghiên cứu hoàn thiện.
Điểm qua các tỉnh ven biển Nam Trung bộ có thể thấy đang xuất hiện nhiều khu dân cư kết hợp du lịch nghỉ dưỡng ven biển, trong đó đều có những kiến trúc cao tầng theo quy mô và chức năng khác nhau. Ví dụ ở Phan Thiết có dự án Phố biển Rạng đông Ocean Dunes có quy mô 62ha và nhà cao tới 20 tầng (theo tuvancanho.com.vn); Ở Tuy Hòa có Khu Đô thị mới nam TP Tuy Hòa với nhà 5-7 tầng sát biển, tuy không thật cao nhưng tạo nên quần thể khá đồng điệu và che chắn biển.
Từ những ví dụ nêu trên có thể thấy rằng nhà cao tầng tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ đã ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới cảnh quan, quy hoạch kiến trúc và đời sống văn hóa xã hội các đô thị. Những “cỗ máy thương mại” và những “biểu tượng đô thị mới” này đã gây ra không ít những vấn đề cần giải quyết, đã thu hút nhiều ngành, nhiều giới trong xã hội quan tâm và lên tiếng. Vì vậy rất cần xác định thái độ ứng xử, phạm vi giới hạn và giải pháp sử dụng kiến trúc cao tầng một cách hợp lý, hiệu quả, theo xu hướng phát triển bền vững. Nói đơn giản là rất cần sự vào cuộc của các nhà chuyên môn về quy hoạch, kiến trúc và du lịch mà không nên chỉ chú trọng ở bài toán đầu tư.
Những lợi thế và bất cập
Nhà cao tầng ra đời từ cuối thế kỷ 19 do hệ quả của cách mạng công nghệ và quá trình đô thị hóa, nhằm giải quyết nhu cầu bùng nổ dân số đô thị, thiếu đất đai xây dựng. Nhà cao tầng là “hiện tượng thú vị nhất của nhân loại trong thế kỷ 20” và là “biểu tượng của trí tuệ, thẩm mỹ và văn minh” như nhiều sách đã nói đến, vì vậy đương nhiên là ước mơ của cư dân đô thị, là cỗ máy làm ra của cải của các nhà doanh nghiệp và niềm tự hào nghề nghiệp của kiến trúc sư.
Lợi thế của nhà cao tầng thể hiện ở nhiều lĩnh vực, từ việc phát huy hiệu quả vị trí vàng trong đô thị, tiết kiệm đất xây dựng, rút ngắn hệ thống hạ tầng kỹ thuật tới việc dễ dàng tạo dựng những khu vực sở hữu bất động sản riêng, là sự quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Chính vì thế, nhà cao tầng dễ dàng tạo nên dấu ấn đô thị, đáp ứng mục đích quảng bá thương mại và có thể hình thành biểu tượng của một địa phương, một ngành hay một doanh nghiệp nào đó.
Nhà cao tầng ở vùng biển có những lợi thế về tạo dựng cảnh quan hiện đại, về quảng bá thương hiệu và hưởng lợi từ các tài nguyên thiên nhiên như nắng gió tầm nhìn, không khí trong lành… Chúng luôn được các nhà đầu tư du lịch cũng như các nhà quy hoạch kiến trúc tận dụng. Tuy nhiên, không phải ở đâu cũng như nhau: Có những bãi biển nổi tiếng bởi tổ hợp công trình cao tầng như Marina Bay ở Singapore, Sao Paulo ở Brazil… trong khi ở nhiều nơi khác, kiến trúc cao tầng ven biển được sử dụng rất thận trọng và chừng mực, cách sử dụng kiến trúc cao tầng ở các vùng biển này đều nhằm tới việc tối ưu hóa cảnh quan và không gian du lịch – là linh hồn, đồng thời là chất lượng thương hiệu của địa phương, là lợi thế chính để hấp dẫn du khách.
Bên cạnh lợi thế luôn là những bất cập, trước hết những ưu điểm kể trên của nhà cao tầng thích hợp với các đô thị nén nhiều hơn so với đô thị biển, bởi đô thị biển thường là không gian nghỉ dưỡng du lịch với nhiều yếu tố thiên nhiên thoáng đãng, mật độ các sản phẩm nhân tạo thấp hơn so với tự nhiên. Vì vậy khi đưa một khối tích công trình lớn như các nhà cao tầng vào khung cảnh đô thị biển sẽ gây tác động mạnh tới cảnh quan đô thị, đặc biệt là khi xây chen trong các khu phố cũ của các thành phố biển miền Nam Trung bộ vốn có tầm vóc nhỏ và hạ tầng kỹ thuật hạn chế. Xây dựng cao tầng tại các khu phố cũ dễ dẫn tới sự chen lấn và chật trội, sự quá tải hạ tầng kỹ thuật và hệ thống giao thông.
Riêng về “Tầm nhìn biển” – một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng cảnh quan đô thị – bên cạnh lợi thế về tầm nhìn cho người ở trong nhà cao tầng và lợi thế điểm nhấn cũng như biểu tượng từ phía biển nhìn vào, thì có nhiều bất cập do “dãy tường cao ốc” gần biển sẽ che hết gió mát, nắng và tầm nhìn của các nhà phía sau. Theo một thống kê trong khoảng 20km bờ biển ở Đà Nẵng chỉ có 2km làm bãi tắm công cộng, vậy thì người dân ở trong khu phố cũ còn đâu cơ hội ngắm biển nếu như phần còn lại là nhà cao tầng? Tầng cao và tầm nhìn ra biển còn liên quan đến an ninh hàng không và yêu cầu phòng thủ bờ biển, vì ở các thành phố này thường có sân bay sát biển và có yêu cầu an ninh quốc phòng cần tính đến.
Như vậy rõ ràng là khi sử dụng kiến trúc cao tầng ven biển cần chú ý tới những điều kiện và yêu cầu khác với kiến trúc cao tầng thông thường, trước hết ở khâu quy hoạch và kiến trúc, tiếp theo là những vấn đề về kỹ thuật, về môi trường và biến đổi khí hậu, về vật liệu xây dựng và kỹ thuật thi công trong điều kiện xâm thực biển… rất cần có các nghiên cứu chuyên sâu để đáp ứng nhu cầu cấp thiết này.
Một số bài học cho các thành phố biển thuộc Nam Trung bộ:
Đối với một số thành phố như Tuy Hòa, Phan Thiết, Quảng Ngãi, Quy Nhơn… có thể rút kinh nghiệm từ những bất cập đã nêu để sử dụng kiến trúc cao tầng hiệu quả hơn, hợp lý hơn, đó là:
Cần rà soát điều chỉnh các dự án ven biển có yếu tố cao tầng về tỷ trọng, mật độ, kích thước của nhà cao tầng, cần chú ý khai thác các lợi thế tự nhiên của biển địa phương, tạo được các đô thị du lịch biển có bản sắc riêng, không nên chạy đua theo các kỷ lục và không cần lấy nhà cao tầng để làm biểu tượng địa phương.
Quy mô và phong cách kiến trúc cao tầng rất cần hài hòa với tầm vóc và bản sắc của từng đô thị biển khác nhau, không nên dùng các mẫu cao tầng giống nhau mà chỉ dùng trong trường hợp cần thiết, để làm đẹp thêm không gian “nắng – cát trắng – gió – biển xanh” vốn là thế mạnh của du lịch nam Trung bộ trong mắt du khách quốc tế.
Đối với một số trường hợp đã thấy những bất cập của kiến trúc cao tầng ven biển, vẫn có khả năng khắc phục với trách nhiệm và sự cầu thị của nhà quản lý cũng như nhà đầu tư, đồng thời cần có sự tham gia hiệu quả của các nhà chuyên môn và công luận. Vấn đề là cần có ngay các giải pháp khả dụng, có tinh thần mạnh dạn sửa sai, điều chỉnh và dừng lại đúng lúc. Hãy chú ý ý kiến sau về “bất cập” ở Nha Trang: “Công trình này làm xấu đi cảnh quan tự nhiên xinh đẹp của khu vực này. Bây giờ đã lỡ xây dựng lên rồi nhưng chúng tôi vẫn phải có ý kiến để đến những đời sau, khi hết hạn thuê đất thì phá bỏ nó đi, trả lại không gian cho Nha Trang.” (trích lược ý kiến ông Bùi Mau – Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Khánh Hòa).
Những bàn luận và kiến nghị
Trước hết cần chú ý những đặc trưng của nhà cao tầng ven biển để có giải pháp quy hoạch – kiến trúc thích hợp.
Nhà cao tầng ven biển thường mang chức năng du lịch nghỉ dưỡng là chính, trong khi các tổ hợp cao tầng ở đô thị khác có xu hướng đa chức năng, vì vậy đặc điểm quy hoạch và cơ cấu kiến trúc thường gắn chặt với môi trường và không gian biển, công trình là một bộ phận của tổng thể biển với “cơ cấu mở”, khác với tổ hợp cao tầng là “một thành phố trong thành phố”.
Trong quy hoạch các khu đô thị biển cần đặc biệt chú ý tới các nhà cao tầng về mật độ, tỷ trọng, vị trí tương quan với các công trình khác. Nhà cao tầng không nên che chắn sát mép nước, không nên tạo thành các “bức tường cao ốc”, nên đặt phía sau các công trình thấp tầng theo hướng biển, khuyến khích dùng nhà cao tầng như các điểm nhấn quy hoạch và rất cần chú trọng tầm nhìn cũng như đường bao toàn cảnh (Silhouette) từ phía biển vào.
Khối kiến trúc nhà cao tầng ven biển tùy theo địa hình và cảnh quan không nên có quy định về trần cao nhưng rất cần đánh giá tác động tới môi trường cảnh quan tổng thể. Nhà cao tầng ven biển do yêu cầu về tầm nhìn ra biển, có dạng hành lang bên nên chiều dày nhỏ, vì vậy khối nhà không nên tập trung quy mô lớn dễ tạo thành những bức tường phản cảm, nên vận dụng các thủ pháp và tiêu chuẩn kiến trúc xanh trong tổ chức không gian kiến trúc như sân mái giật cấp, khoảng trống giữa các tầng, vườn treo…
Theo TS.KTS Trịnh Hồng Việt (Trường ĐH Xây dựng miền Trung) cần kịp thời ban hành Quy chuẩn và Tiêu chuẩn mới về nhà cao tầng, thay thế cho TCXDVN 323.2004 đã hết hiệu lực, trong đó cần chú ý tới việc đánh giá tác động của kiến trúc cao tầng đối với cảnh quan và môi trường thành phố, mặt khác cần phân biệt các loại nhà cao tầng theo vùng miền trong đó có vùng biển để có quy định phù hợp với đặc điểm và yêu cầu cụ thể.
Phát triển kinh tế biển trong đó có du lịch nghỉ dưỡng là con đường tất yếu của các tỉnh ven biển Nam Trung bộ, tuy nhiên rất cần hài hòa và đồng bộ giữa phát triển thị trường bất động sản với phát triển đô thị, không nên đầu tư quá ồ ạt cơ sở vật chất nhân tạo mà cần khai thác và giữ gìn các tiềm năng du lịch của địa phương, sử dụng một cách hợp lý và thông minh nhất tài nguyên du lịch tự nhiên tại các tỉnh đã được thế giới đánh giá cao, nên hạn chế sử dụng nhà cao tầng tại các vùng biển này./.
Thái Hưng (tổng hợp từ Hội thảo)