Home / QUY HOẠCH / XÂY DỰNG / Kiến trúc sư rất cần có công nghệ để phát triển ý tưởng sáng tạo

Kiến trúc sư rất cần có công nghệ để phát triển ý tưởng sáng tạo

     Những năm gần đây, từ “start – up” – khởi nghiệp đang được dùng tràn lan, ngay cả trong giới KTS. Tôi từng hoạt động nghiên cứu kiến trúc, cả ở thị trường kiến trúc Anh, Mỹ và Việt Nam. Tôi cho rằng nhiều khi chúng ta đang lạm dụng từ start – up mà chưa hiểu rõ nghĩa của nó – Khởi nghiệp luôn bao gồm ý tưởng (idea) mới đi kèm với công nghệ để đi đến thành công. KTS có rất nhiều ý tưởng nhưng là ý tưởng sáng tạo chứ không phải là ý tưởng kinh doanh và hoàn toàn không được công nghệ hỗ trợ. KTS trẻ ngày nay nên hiểu rõ và chú trọng điều này.

      Tôi cho rằng điều này nên bắt đầu từ chương trình đào tạo. Ta có thể tham khảo nguyên lý giáo dục kiến trúc của Mỹ: Dạy cho sinh viên những gì mà xã hội sẽ cần (ở Việt Nam, vẫn đang dạy điều mình đang có). Nói đến điều này thì sinh viên cũng nên tự ý thức được, trong khi chương trình đào tạo vẫn chưa thay đổi thì sinh viên nên chú trọng nghiên cứu thêm những công cụ thiết kế được hỗ trợ bởi công nghệ. Chẳng hạn như với BIM (Building Infomation Modeling), nếu các trường không đưa vào chương trình hoặc sinh viên không ý thức nghiên cứu thì sau khi ra trường, đến 5 năm nữa sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc không theo kịp xu thế thiết kế mới.

     Nhìn chung, với KTS trẻ, quan trọng nhất là phải có ý tưởng để làm công việc sáng tạo, đồng thời cũng phải đủ dũng cảm để thay đổi chương trình đã được cài đặt sẵn để tìm được hướng đi riêng của mình!

     Theo tôi, khái niệm “Khởi nghiệp kiến trúc” cần phải được minh bạch bằng hai quan điểm:

  • Khởi nghiệp: Bắt đầu một công cuộc kinh doanh khi đã có đủ hai yếu tố là ý tưởng mới và hiểu rõ hay làm chủ một công nghệ.
  • Kiến trúc: Sản phẩm của KTS không chỉ là bản vẽ mà tất cả những gì để góp một phần nhỏ nào đó vào lĩnh vực kiến trúc của ngành công nghiệp xây dựng để có một kiến trúc hiện hữu phục vụ con người.

     Với quan điểm như vậy, khi tạo lập một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kiến trúc của ngành công nghiệp xây dựng thì tùy thuộc vào hai yếu tố trên mà kết luận:

  • Nếu giống như các công ty hiện có thì đó không phải là một khởi nghiệp kiến trúc – không có ý tưởng mới và cũng không có công nghệ;
  • Một phần giống như các công ty hiện có nhưng áp dụng BIM cũng không phải là một khởi nghiệp – không có ý tưởng mới và cũng không có công nghệ;
  • Chỉ chuyên phân tích vật lý kiến trúc cho các thiết kế khác thì có thể là một khởi nghiệp kiến trúc vì đã có một phần ý tưởng mới và công nghệ;
  • Chỉ chuyên thiết kế vỏ bao che cho công trình nhưng sẽ do máy tính đảm nhiệm (Computing Modeling) theo yêu cầu của con người Đây là một khởi nghiệp kiến trúc vì so với thị trường Việt Nam thì chỉ thiết kế vỏ bao che công trình (chứ không phải là toàn bộ công trình) là một ý tưởng mới và có tận dụng công nghệ mới (Computing Modeling);
  • Chỉ chuyên hoàn thiện mặt tường mà không cần tô trát rồi sơn nước hay dán giấy (ý tưởng mới) nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và có nhiều lựa chọn bằng một công nghệ như phun, lăn… (công nghệ mới được phát triển từ công nghệ hiện có);IMG_2106_c       Một KTS mới tốt nghiệp từ một cơ sở đào tạo tại Việt Nam rất khó khởi nghiệp kiến trúc bởi những lý do sau:
  • Rất ít Kiến trúc sư có ý tưởng mới.

    Thoạt nghe sẽ rất ngạc nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn là một KTS mới ra trường thì bạn nên tự hỏi rằng: Trong tất cả đồ án mà bạn đã thực hiện đã có cái nào thực sự có ý tưởng mới chưa. Nếu chưa có thì bạn xem tiếp trong lớp mình có bao nhiêu đồ án (của các bạn khác) có ý tưởng mà bạn phải tâm phục khẩu phục?

     Giả sử rằng, có một bạn nào đó có ý tưởng mang tính thuyết phục cao, thì bạn có tin rằng bạn đó khởi nghiệp kiến trúc thành công không? – Câu trả lời của tôi là không? Tại sao tôi lại trả lời như vậy? Các cơ sở đào tạo KTS của Việt Nam tuy được xã hội đánh giá và trao cho nhiệm vụ là sáng tác. Vì vậy, Hội Kiến trúc sư Việt Nam mới là thành viên của Hội Văn học Nghệ thuật, chứ Hội Kết cấu thì không. Vậy mà không biết có một giây phút nào nhà trường dạy cho bạn phương pháp sáng tạo chưa? Theo tôi biết thì chưa. Không chỉ vậy, qua phần hướng dẫn đồ án, các Thầy Cô có hướng dẫn cho các bạn. Nhưng cách làm này chỉ giúp cho bạn suy nghĩ theo kiểu “In of Box” thôi. Kết quả, may lắm thì bạn chỉ có thể sáng tạo trong lĩnh vực kiến trúc.
Muốn có ý tưởng mới bạn cần phải suy nghĩ theo kiểu “Out of Box”. Muốn suy nghĩ theo kiểu này, nhà trường cần phải dạy cho bạn phương pháp sáng tạo từ ngày mới vào trường để các bạn tập luyện trong quá trình học.

  • Hiểu lầm về vai trò của Kiến trúc sư: Các đồ án của sinh viên chỉ thường được chú ý vào ý tưởng và thể hiện. Rất ít chú ý đến đúng hay sai về mặt kỹ thuật. Điều này làm cho bạn lầm tưởng rằng KTS sáng tác mới thật sự là KTS. Khoảng 5 năm trở lại đây, khi phỏng vấn KTS xin việc, tôi thường nghe phần lớn các bạn chỉ thích làm KTS Concept. Sáng tác không chỉ nằm trong khâu Concept mà rất cần thiết trong khâu khai triển kỹ thuật (tương đương với Design Development). Và cũng chính vì vậy, bạn không có cơ hội học và luyện tập suy nghĩ theo kiểu “Out of Box

Còn nhiều khó khăn khác nữa nhưng với chủ đề khởi nghiệp Kiến trúc, tôi chỉ đưa ra hai khó khăn cơ bản liên quan đến chủ đề mà thôi.

KTS Nguyễn Phước Thiện

ĐTPT số 67/2017

Check Also

brian-ehlers-construction-company-ocala-post-70

Vai trò giám đốc dự án xây dựng

Quản lý dự án là một nghề chuyên nghiệp, Quản lý dự án được PMI …