Home / QUY HOẠCH / Chính quyền đô thị – với quản lý đất đô thị và thị trường đất đô thị

Chính quyền đô thị – với quản lý đất đô thị và thị trường đất đô thị

              Chính quyền đô thị – với quản lý đất đô thị và thị trường đất đô thị

Quản lý đô thị là một phạm tù rộng lớn và phức tạp. Quản lý sử dụng đất đô thị là một phần quan trọng trong nội dung quản lý đô thị có liên quan đến cơ chế, chính sách ở nhiều cấp, nhiều ngành, từ TW đến địa phương. Đô thị Việt Nam đã và đang có vai trò là trung tâm hành chính, kinh tế, xã hội của không gian đô thị. Đất đai đô thị được hình thành từ sự chuyển đổi mục đích sử dụng của các loại đất khác, chủ yếu là đất nông nghiệp. Đất đai đô thị là nền tảng phát triển đô thị. Quản lý sử dụng đất đô thị mang tính đặc thù, được tạo ra từ tính chất hoạt động của đô thị.

  1. Đất đô thị hình thành và phát triển trên nền tảng của đất nông nghiệp là xu thế chung không thể cưỡng lại được.

Đất đô thị bao gồm mặt đất, mặt nước và khoảng không gian nhất định bên trên và bên dưới nó trong khu vực đô thị. Nhìn từ khơng gian địa lý kinh tế thì đất đô thị có nguồn gốc từ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Đất đô thị là một phần của đất đai quốc gia được phát triển gắn liền với quá trình đô thị hóa. Quá trình chuyển đổi hoạt động kinh tế và dân số từ vùng nông thôn vào vùng thành thị làm cho đất đô thị từ chỗ không khác mấy với đất nông nghiệp, dần phát triển về diện tích và tách khỏi nhóm đất này để mang những đặc tính khác biệt gắn với hoạt động kinh tế và đời sống dân cư phi nông nghiệp. Mức độ đô thị hóa càng gia tăng thì các sự khác biệt cũng đậm nét và hình thnh tính chất đặc trưng đất đô thị.

Đất đô thị phát triển là dựa chủ yếu vào đất nông nghiệp và còn tiếp tục chiếm đất nông nghiệp. Do kinh tế đô thị phát triển, nhân khẩu tập trung đông, quy mô đô thị phải mở rộng ra vùng nông nghiệp phụ cận làm cho đất nông nghiệp suy giảm. Về kinh tế, đô thị mở rộng làm cho giá đất xung quanh đô thị tăng cao, buộc phải khai thác chiều sâu và chiều cao xây dựng công trình, nhưng hạn chế về điều kiện kỹ thuật và năng lực đầu tư cũng làm cho diện tích đất đô thị buộc phải mở rộng ra các vùng đất nông nghiệp xung quanh.

Đô thị Việt Nam đã và đang trong xu thế phát triển rất nhanh về số lượng, quy mô đất đai và dân số. Trong các yếu tố hình thành và phát triển đô thị thì yếu tố chiếm đất và mở rộng đất đai có vai trị đặc biệt quan trọng.

Mọi hoạt động kinh tế xã hội của đô thị trong xu thế phát triển yêu cầu sử dụng nhiều đất, nhưng chỉ diễn ra trong phạm vi giới hạn của đô thị, làm cho tính khan hiếm của đất đô thị rõ ràng hơn, vai trị của đất đô thị càng trở nên quan trọng trong đời sống đô thị và việc sử dụng tiết kiệm đất đô thị càng trở nên cấp bách. Sử dụng hiệu quả đất đô thị trở thành mục tiêu quản lý và sử dụng.

Đất đô thị nước ta năm 2000 có 990.276 ha, năm 2005 tăng lên 1.153.548 ha, đến năm 2008 đ tăng lên 1.429.000 ha. Đất đai đô thị còn tiếp tục gia tăng trong quá trình đô thị hóa theo mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Theo cách phân loại của luật đất đai hiện hành thì không có loại đất đô thị. Nhưng trong kiểm kê đất đai tại thời điểm 2005 có danh mục đất đô thị. Kết quả kiểm kê cho thấy: đất nông nghiệp chiếm 58,6% trong đất đô thị, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 62,12%, đất trồng lúa đã chuyển sang đất đô thị chiếm 26,5% so với đất nông nghiệp trong đô thị.

Kết quả của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng chủ yếu từ đất nông nghiệp sang đất đô thị không những làm thay đổi mục đích sử dụng, mà còn làm thay đổi nội dung, hình thức tổ chức quản lý và sử dụng đất phù hợp với sự phát triển đô thị, hình thành khách quan một danh mục mới trong phân loại đất. Đất đô thị tồn tại vừa là một nguồn lực hết sức quan trọng để phát triển đô thị, vừa là đối tượng quản lý trực tiếp của chính quyền đô thị trong quản lý và sử dụng theo cơ chế và chính sách phù hợp với tính chất đô thị.

Hiện nay, tính pháp lý đất đô thị chưa có quy định riêng trong phân loại của luật đất đai hiện hành. Cách phân loại đất theo mục đích sử dụng trong đô thị không phù hợp tính chất không gian đô thị là một thể thống nhất trong xây dựng và quản lý quy hoạch pht triển kinh tế và quy hoạch sử dụng đất của chính quyền đô thị. Vì vậy, để phù hợp trong xây dựng chính sách đất đô thị, cần phải thay đổi tên gọi “đất phi nông nghiệp” trong luật đất đai bằng tên gọi mới là đất xây dựng. Nhóm đất này bao gồm các loại đất xây dựng nông thôn, đất đô thị, đất công nghiệp và dịch vụ, đất kết cấu hạ tầng, đất quốc phòng an ninh và các loại đất khác do Chính phủ qui định.

Việc chuyển mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sang đất đô thị đang là xu thế không thể cưỡng lại được, làm giảm quỹ đất hữu hạn về canh tác lương thực của quốc gia, nên việc chuyển đổi cần phải xác định một ngưỡng nhất định về quy mô đô thị phù hợp sinh thái đặc thù cho từng vùng kinh tế, trên cơ sở phải triệt để tiết kiệm sử dụng đất nông nghiệp, nhất là đất sản xuất nông nghiệp đặc sản, năng suất cao. Đồng thời phải quản lý sử dụng hiệu quả đất đô thị đang mục đích đã được thể hiện và thực thi có kiểm soát trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất đai.

dat bo hoang1_opt                               Dự án khu đô thị Đa Phước bị bỏ hoang

2. Đất đô thị là một nguồn lực phát triển kinh tế, phát triển đô thị

Đô thị mang tính chất đầu tàu trong pht triển kinh tế xã hội trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Đất đô thị có tác dụng hiệu ứng lan tỏa về môi trường sinh thái, sự phát triển dân số, về hiệu quả kinh tế xã hội và cơ cấu sử dụng đất vùng lân cận nói riêng và cả nước nói chung.

Đất đô thị có tính đa dạng về mục đích sử dụng do hệ thống kinh tế đô thị phức tạp và đa dạng, xã hội hóa cao độ, chuyên môn hóa triệt để, các ngành hoạt động được bố trí vào các khu vực có chức năng khác nhau có mối liên hệ chặt chẽ trong nội bộ của đô thị. Tính đa dạng về mục đích sử dụng và giá thành cao khi phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nên buộc phải tiến hành quy hoạch sử dụng đất một cách cẩn trọng, phải xem xét đất đô thị là một không gian thống nhất cần được thâm dụng để đạt hiệu quả cao, toàn bộ đất đô thị phải được xây dựng hạ tầng thống nhất theo chủ trương và quy hoạch thống nhất.

Vị trí đất trong đơ thị có ý nghĩa đặc biệt trong tiêu chuẩn lựa chọn khu dân cư, cũng như khu vực sản xuất kinh doanh, phụ thuộc nhiều vào điều kiện giao thông và cơ sở hạ tầng. Vị trí đất trong đô thị được xác định qua giá đất. Giá đất đô thị lại phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng vào vị trí thửa đất, không phụ thuộc vào độ phì nhiu của đất. Đất đô thị không chỉ là tài nguyên, mà đã là tài sản có giá trị trong quyền sử dụng đất. Việc xác định giá đất đô thị theo phương pháp luận thống nhất thích ứng với cơ chế thị trường.

Thị trường đất đô thị được hình thnh trn cơ chế nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất đai có quyền giao, cho thuê có thu tiền đối với các đối tượng sử dụng. Người sử dụng có quyền thừa kế, thế chấp, chuyển nhượng… quyền sử dụng. Khi đất đai có giá trị tài sản làm cho giá đất đô thị tăng lên không ngừng, đất đai trở thành nơi đầu tư để tích trữ vốn là gia tăng giá trị. Sự biến động thị trường đất đai đô thị mang tính xã hội có tác động mạnh đến hoạt động kinh tế xã hội.

Nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, thuế, các loại phí có liên quan đến đất đai, là những yếu tố rất quan trọng trong tạo lập nguồn tài chính của chính quyền đô thị. Tùy theo quy mô, vị trí của đô thị, nguồn thu này có thể chiếm 30-70% của ngân sách chính quyền đô thị.

Phát triển kinh tế làm cho giá đất đô thị tăng cao là động lực quan trọng nhất để sử dụng tiết kiệm đất đô thị, cịn l cch khai thc tốt nhất hạ tầng kỹ thuật v hạ tầng x hội hiện cĩ, làm tăng giá trị sử dụng đất. Giá trị đất đô thị không ngừng tăng cao do cầu phát triển, do sự hạn chế về không gian sử dụng, mặc khác khi thay đổi mục đích sử dụng thì phải tăng chi phí đầu tư. Vì thế, khai thác không gian đô thị không những cả chiều sâu và chiều cao, mà còn có xu hướng lấn đất nông nghiệp vào mở rộng đô thị.

3. Chuyển đổi từ quản lý tài nguyên sang kinh doanh tài sản trong quản lý sử dụng đất đô thị là sự lựa chọn để phát triển phù hợp với xu thế và yêu cầu thực tiễn.

 Sự phát triển đô thị mang tính tất yếu khách quan nói chung và nói riêng ở Việt Nam. Đất đai đô thị có tính đặc thù do tính chất hoạt động đô thị tạo nên theo quy luật giá trị và thị trường.

Quản lý đất đai đơ thị vừa qua mang tính chất quản lý tài nguyên nên rất hạn chế đến hiệu quả sử dụng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và thị trường hóa thì việc chuyển từ hình thức quản lý tài nguyên sang hình thức tổ chức kinh doanh ti sản l sự lựa chọn tất yếu cho sự pht triển ph hợp yu cầu pht triển kinh tế xã hội đô thị. Kinh doanh đất đai đô thị trở thành trung tâm kinh doanh đô thị.

Kinh doanh đất đô thị không chỉ là dùng đất làm ra của cải, hoặc khai thác giá trị tài sản của đất đai, mà còn bao gồm cả nội dung hoạt động quản lý tài nguyên và quản lý tài sản.

Về chủ thể quản lý, Nhà nước chấp chính theo pháp luật, chịu sự giám sát của quần chúng và khảo nghiệm của thị trường. Sự chuyển đổi từ quản lý hành chính sang quản lý quy hoạch và kinh doanh; chú trọng xu hướng yêu cầu của khách hàng để cung cấp dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu và nguyện vọng của công chúng, thu thập xử lý thông tin thị trường để có được dự báo chính xác là yêu cầu đổi mới đối với chủ thể quản lý.

Về phương thức quản lý, thống nhất phương thức quản lý theo hợp đồng trong việc nhà nước cung cấp đất đai. Chuyển hình thức phê duyệt quy mô sử dụng đất theo dự án sang hình thức cung cấp đất đai thông qua hợp đồng cung cấp đất đai (giao đất và cho thuê đất). Mục đích kinh doanh đất đai của chính quyền đô thị không chỉ là kinh doanh bảo tồn giá trị đất đai mà còn là quy hoạch, chỉnh lý, cung cấp dịch vụ để phát triển đất đai. Coi trọng quản lý liên tục và khống chế tận gốc các khu từ khởi thảo, ký kết cho đến cả quá trình thực hiện hợp đồng cơ chế kinh tế, đảm bảo hành vi quản lý hợp đồng của Nhà nước không bị biến dạng thành hành vi mệnh lệnh đơn phương.

Về cơ chế quản lý, lấy hợp đồng kinh tế làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện thị trường đất đai (hoạt động các trung tâm giao dịch đất đai), cùng với việc hoàn thiện hệ thống vận hành quản lý đất đai có sự hợp tác chặt chẽ các ngành có liên quan, đảm bảo sự minh bạch, công bằng đúng với quy phạm pháp luật.

4. Quản lý đất đô thị, thị trường đất đô thị là công việc vô cùng quan trọng của chính quyền đô thị.

 Sự gia tăng dân số đô thị, gia tăng đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ… theo cơ chế thị trường làm cho hoạt động đô thị luôn sôi động và không ngừng phát triển. Đô thị luôn phải đối mặt với những yếu tố phát triển mới, nhu cầu mới, hay sự thay đổi trong khuynh hướng sử dụng các công trình sẵn có… làm gia tăng về yêu cầu, cũng như sự biến động phức tạp về sử dụng đất đai có tác dụng chi phối trong công tác quản lý của chính quyền đơ thị, vừa giữ ổn định chính trị xã hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ mơi trường, vừa đáp ứng các nhu cầu của đời sống xã hội.

Chính quyền đô thị trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi địa bàn đô thị. Nội dung chủ yếu quản lý nh nước là quản lý bảo vệ cc quyền về sở hữu, quyền sử dụng đất đai và quản lý việc sử dụng đất đai.

Quản lý các quyền về đất đai là việc Nhà nước xác nhận và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời điều chỉnh các mối quan hệ giữa người sở hữu và sử dụng, điều chỉnh mối quan hệ nội bộ của quyền sở hữu và quyền sử dụng.

Quản lý việc sử dụng đất là thông qua hệ thống pháp luật và chính sách, Nhà nước sử dụng các biện pháp hành chính, kinh tế, quy hoạch và kế hoạch để xác định và điều chỉnh cơ cấu, bố cục và phương thức sử dụng đất đô thị.

Biện pháp quản lý về pháp luật:

Chính quyền đô thị căn cứ vào hệ thống pháp luật về đất đai để quản lý. Ngồi ra chính quyền đô thị còn căn cứ vào tình hình cụ thể của mỗi mục tiêu trong từng giai đoạn phát triển đô thị để xử lý chính xác các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đô thị.

 Biện pháp kinh tế là thực hiện việc thu tiền sử dụng đất, thuế, và phí sử dụng đất, các hình thức phát triển thị trường quyền sử dụng đất (hoạt động định giá, phát triển quỹ đất) để xúc tiến việc phân phối, sử dụng hợp lý đất theo cơ chế thị trường, làm tăng giá trị đất và duy trì nguồn thu từ đất vào ngân sách đô thị.

Thực hiện biện pháp hành chính chủ yếu là hoạt động về đăng ký đất đai và thống kê, kiểm kê đất đai đô thị.

Đăng ký đất đai là đăng ký quyền v những biến động của các quyền đó của người sở hữu và người sử dụng, làm căn cứ pháp luật để vật hóa trong các quan hệ về đất đai.

 Thống kê, kiểm kê đất đai là sự tổng hợp đánh giá, phân loại, phân tích về các quyền, loại hình, diện tích, chất lượng, hiện trạng sử dụng đất trên hồ sơ địa chính tại thời điểm thống kê, kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa 2 lần kiểm kê. Còn l biện pháp cơ bản để lập và thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo sử dụng tài nguyên đất có kế hoạch, cơ cấu sử dụng và bố cục không gian đô thị hợp lý.

Thực hiện các giải pháp kỹ thuật tiên tiến để xác lập và thông tin về diện tích, loại hình sử dụng đất, phân bổ đất đai, giá cả, chủ sử dụng… công khai trên thị trường, đảm bảo tính thống nhất và thông suốt trong quản lý, thực hiện giám sát động thi sử dụng đất, giám sát mục đích sử dụng đất đô thị theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất.

                                                                                                                Lê Anh Ba

                                                                                                             Số 27 ĐT&PT

 

Check Also

Mot-Goc-Do-Thi-Nui-T

TIÊU CHÍ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM QUY HOẠCH XÂY DỰNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM

TIÊU CHÍ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM QUY HOẠCH XÂY DỰNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN …

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *