Home / QUY HOẠCH / QUY HOẠCH / Quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế các khu vực ven biển Đà Nẵng

Quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế các khu vực ven biển Đà Nẵng

Quy hoạch hạ tầng, giao thông, kiến trúc và môi trường trong định hướng phát triển kinh tế, du lịch tại các khu vực ven biển phía Đông thành phố Đà Nẵng.

Kinh tế du lịch biển xác định được vị trí quan trọng trong chiến lược khai thác tiềm năng phát triển trong tương lai của thành phố Đà Nẵng. Thì hiện nay khu vực phát triển tập trung mạnh nhất và dày đặc tại khu vực kéo dài từ trục đường Phạm Văn Đồng đến đường Phan Tứ. Sự phát triển trên nhờ vào việc quy hoạch đúng hướng như bãi tắm công cộng kéo dài, kèm theo các dịch vụ tắm, dịch vụ lưu trú, cơ sở hạ tầng tương đối đáp ứng được nhu cầu của cả người dân và du khách đến đây.

Hãy nhìn vào bãi tắm công cộng tại các tuyến đường huyết mạch xuyên suốt của thành phố đó chính là 3 con đường chính sau: Đường Lê Duẩn nối dài qua cầu sông Hàn sang đường Phạm Văn Đồng; con đường thứ 2 là đường Nguyễn Văn Linh nối dài đến đường Võ Văn Kiệt; con đường thứ 3 là đường Duy Tân nối sang cầu Trần Thị Lý đến đường Nguyễn Văn Thoại. Đó chính là 3 con đường được thi công thẳng từ trung tâm thành phố nối kết trực tiếp với các bãi biển, bãi tắm công cộng, các khu dân cư, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống kèm theo. Nên chính những điểm cuối tuyến này đã minh chứng cho sự phát triển rất mạnh của tiềm năng kinh tế du lịch biển của Đà Nẵng. Ngoài ra chính nhờ tiềm năng lớn của bãi biển chính mà các khu dân cư ven biển lân cận được đà phát triển theo rất mạnh kể đến như các khu dân cư lân cận các trục đường ra biển đó là các đường Ngô Thì Sỹ, Hoàng Kế Viêm,  Đỗ Bá, Phan Tứ, Đông Kinh Nghĩa Thục…

1A_72074

Bãi tắm ven biển và sự phát triển ở các khu dân cư lân cận

Để thúc đẩy phát triển bền vững của cả một dải bờ biển dài gần 30 km từ bán đảo Sơn Trà đến Điện Ngọc nhưng thực sự để khai thác hiệu quả thì chỉ tập trung vỏn vẹn hơn 3 km kéo dài từ bãi biển công viên Biển Đông đến bãi tắm Sao Biển. Trong những năm gần lại đây, sự phát triển này đã vượt kế hoạch dự kiến và không kiểm soát nổi đối với hạ tầng giao thông sân bãi hiện có, lượng nhà cao tầng mọc lên không kiểm soát hết, hệ thống nước thải, môi trường,… chưa đáp ứng được sự thỏa mãn cũng như nhu cầu của người dân và du khách đến bãi tắm đẹp như thành phố Đà Nẵng hiện tại và trong tương lai ở khu vực này.

1_72074

Bãi tắm công viên Biển Đông

baitamsaobien

Bãi tắm Sao Biển

Chính vì vậy tác giả bài viết đề xuất những khu vực chưa được khai thác và bỏ quên. Cần phải đẩy mạnh công tác quy hoạch kiến trúc cảnh quan, hạ tầng, môi trường,… để thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch biển tại các vị trí quan trọng trong bản đồ bãi biển của thành phố Đà Nẵng.

1. Vị trí khu vực cuối tuyến đường Lê Văn Thọ (trục từ cầu Thuận Phước nối dài ra biển).

2. Vị trí khu vực cuối tuyến đường Nguyễn Huy Chương (trục từ khu dân cư Nại Hiên ra đường Chu Huy Mân nối dài đường đôi Nguyễn Huy Chương ra biển).

1

2

Vị trí số 1, 2: Khu vực môi trường và dịch vụ du lịch chưa đáp ứng như cầu.

1. Vị trí khu vực cuối tuyến đường Vương Thừa Vũ (trục quy hoạch dự kiến cầu bắc qua sông Hàn xuyên qua đường Vân Đồn, Trần Thánh Tông nối dài với Vương Thừa Vũ ra biển).

2. Vị trí khu vực cuối tuyến đường Hồ Xuân Hương (trục từ đường Xô Viết Nghệ Tĩnh qua cầu Tuyên Sơn nối dài đến đường Hồ Xuân Hương ra biển).

3

4

Vị trí số 3 chỉ chừa lối đi 4m, vị trí số 4 hiện nay đang dự kiến quy hoạch mở lối đi xuống biển. Hai vị trí này vẫn còn chưa phát triển để phục vụ nhu cầu của khu vực lân cận.

3. Vị trí khu vực cuối tuyến đường Minh Mạng (trục nối từ khu đô thị Hòa Xuân đến cầu Minh Mạng, nối dài đường Minh Mạng).

4. Khu cuối tuyến đường Huyền Trân Công Chúa nối từ công viên văn hóa Ngũ Hành Sơn đến đường Hoàng Sa).

5

6

Vị trí số 5: Bãi biển cuối đường Minh Mạng có 1 vị trí rất quan trọng ở quận Ngũ Hành Sơn nhưng chỉ quy hoạch lối đi nhỏ xuống biển, vị trí số 6 dường như bỏ quên không được khai thác.

5. Khu bãi tắm Sơn Thủy, Non Nước, Tân Trà,… đây là những bãi tắm đã quy hoạch nhưng mứđộ đầu tư còn rất sơ sài, chưa thu hút được sự quan tâm của cộng đồng và du khách khi đến nơi đây.

Nếu chúng ta định hướng đúng, lâu dài về việc quy hoạch hạ tầng, giao thông, kiến trúc và môi trường… sẽ thúc đẩy phát triển nền kinh tế, du lịch tại các khu vực ven biển phía Đông thành phố Đà Nẵng. Chúng ta phải quyết tâm xây dựng, cải tạo, thu hồi những mảnh đất liên quan đã chuyển nhượng, những điểm nhấn không gian kiến trúc trên. Những điểm đó không chỉ là lối đi xuống biển mà phải là điểm nhấn đặc biệt hơn, xứng tầm hơn, phục vụ nhu cầu của người dân, nhu cầu du lịch của cả thành phố, kéo giãn khoảng cách phát triển tập trung dày đặc ở khu trung tâm trong tương lai để thành phố phát triển hơn, xứng đáng là thành phố biển đẹp nhất Việt Nam và trên thế giới.

KTS. Phan Quang Minh

Đại học Duy Tân

ĐT&PT số 74 – 75/2018

 

Check Also

Mot-Goc-Do-Thi-Nui-T

TIÊU CHÍ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM QUY HOẠCH XÂY DỰNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM

TIÊU CHÍ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM QUY HOẠCH XÂY DỰNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN …