Thói quen sử dụng vật liệu xây ở Việt Nam chủ yếu là gạch đất sét nung. Đây là một thói quen lãng phí. Nhu cầu sử dụng vật liệu xây được dự báo vào các năm 2015 – 2020 khoảng 25; 32; 45 tỷ viên tiêu chuẩn. Để sản xuất 1 tỷ viên gạch đất sét nung sẽ phải tiêu tốn hơn 1,5 triệu m3 đất sét (khoảng 75 ha đất nông nghiệp) 150.000 tấn than, thải ra môi trường 0,52 triệu tấn CO2 gây hiệu ứng nhà kính, khả năng cơ giới hóa xây lắp thấp, tính cách âm, cách nhiệt của tường xây bằng gạch đất sét nung thấp. Với nhiều ưu thế và thân thiện với môi trường, sử dụng VLXD không nung là xu hướng tất yếu.
Vì vậy, trong những năm qua Chính phủ đã tập trung chỉ đạo phát triển vật liệu không nung để từng bước thay gạch đất sét nung, hạn chế tối đa sử dụng đất sét và than – nguồn tài nguyên không tái tạo, góp phần bảo vệ an ninh lương thực, tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải CO2. Ngoài ra, việc sử dụng phế thải của các ngành công nghiệp như tro, xỉ, mặt đá… để sản xuất VLXKN cũng góp phần giảm một lượng đáng kể các chất thải rắn ra môi trường.
Với một lộ trình được quy định cụ thể cho từng khu vực, như các tỉnh đồng bằng, thành phố trực thuộc Trung ương, khu vực thị xã thị tứ, khu vực gần dân cư, gần khu canh tác trồng lúa hoa màu cần phải chấm dứt hoạt động vào năm 2012 với lò thủ công, thủ công cải tiến chậm nhất vào năm 2015 với lò đứng liên tục. Đối với các dự án khu vực các xã, huyện miền núi chậm nhất hết năm 2017 lò thủ công cải tiến, chậm nhất 2020 với lò đứng liên tục.
Các tỉnh đồng bằng, thành phố trực thuộc Trung ương, khu vực thành phố, thị xã, thị tứ, khu vực gần dân cư, khu công nghiệp của các tỉnh còn lại cần quy định theo hướng: Không cấp phép cho các dự án đầu tư mới. Đối với các dự án đang xây dựng trái phép, không phép phải đình chỉ xây dựng, buộc tháo dỡ… Đối với người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, điều hành dự án các dự án xây dựng kể cả công trình được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước đều phải bắt buộc sử dụng VLXKN.
Hiện nay Bộ Xây dựng cũng đang rà soát và ban hành đồng bộ các tiêu chuẩn về vật liệu không nung từ tiêu chuẩn sản phẩm, định mức tiêu hao đến các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu, điều quan trọng và cần thiết là sự phối hợp giữa các nhà tư vấn thiết kế, các KTS với các cơ sở sản xuất, thi công và xây lắp. Công tác tuyên truyền quảng bá để làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng về vật liệu xây là hết sức cần thiết.
Thực hiện Chỉ thị số 03/ CT-UBND của UBND TP Đà Nẵng về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung, Công ty Cổ phần Đầu tư Hồng Hoàng Hồng quyết định đầu tư dây chuyền sản xuất Gạch không nung với công nghệ hiện đại của Cộng Hòa Liên Bang Đức với tổng mức đầu tư hơn 20 tỷ đồng. Nhà máy được đặt tại Xã Hòa Nhơn, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng. Hiệu quả đã cho thấy, sau chưa đầy 2 tháng thi công, Nhà Máy Gạch không nung Hồng Hoàng Hồng đi vào hoạt động giai đoạn I: 7/2014 với dây chuyền sản xuất Gạch bằng công nghệ ép rung công suất 90 triệu viên/năm và đã khởi công dây chuyền II vào 9/2014 với công nghệ ép tĩnh 45 triệu viên/ năm để nâng tổng công suất của nhà máy lên 135 triệu viên/năm. Tuy mới đi vào hoạt động, nhưng những lô gạch bê tông cốt liệu đầu tiên mang thương hiệu Hồng Hoàng Hồng đã có mặt tại một số công trình trọng điểm của thành phố như: Trung tâm Thương mại Điện tử của Bộ Công Thương tại thành phố Đà Nẵng, Bệnh viện Đa Khoa Quận Hải Châu… và một số đại lý, nhà phân phối vật liệu xây dựng khác. Hiện tại sản phẩm của nhà máy sản xuất ra không đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Đây là một điều đáng mừng bởi sự nhận thức đúng đắn của người tiêu dùng.
Đà Nẵng một thành phố thân thiện với môi trường, một thành phố đáng sống và sẽ có thêm nhiều công trình được xây dựng lên và những công trình hôm nay hay trong tương lai thì sản phẩm gạch không nung của công ty Hồng Hoàng Hồng sẽ cùng đồng hành để đóng góp thêm màu tươi đẹp của thành phố hướng biển.
Hương Thùy