Home / QUY HOẠCH / NHÌN NHẬN LẠI CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

NHÌN NHẬN LẠI CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

  1. VÀI NÉT VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

+ Tổng quan

Diện tích: 1256 km2.

Dân số : 1,007 triệu người.

Cấp đô thị: Loại 1 cấp quốc gia.

Về hành chính: tách ra từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng năm 1997, gồm 6 quận và 02 huyện.

+ Tính chất đô thị:

Đô thị loại I trực thuộc Trung ương, trung tâm kinh tế về du lịch, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính…

Trung tâm văn hóa, thể dục thể thao, giáo dục đào tạo, trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ của khu vực miền Trung, Tây Nguyên;

Đầu mối giao thông, viễn thông quan trọng trong vùng, quốc gia và quốc tế;

Vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước.

+ Lợi thế về tự nhiên:

Sông: 02 sông chính đổ ra vịnh Đà Nẵng (sông Hàn, diện tích lưu vực 5.180km2 & sông Cu Đê, diện tích lưu vực 472km2). Hơn 546ha mặt nước, hồ đầm.

Biển: bờ biển dài 92 km, có vùng lãnh hải lớn với ngư trường rộng trên 15.000km2.

Biển Đà Nẵng có hệ sinh thái phong phú, khả năng khai thác 150.000 – 200.000 tấn hải sản/năm.

Biển Đà Nẵng có bãi tắm đẹp và cảnh quan kỳ thú.

Núi, rừng: bao bọc phía Tây, địa mạo phong phú, hệ sinh thái đa dạng (đặc biệt khu bảo tồn tại bán đảo Sơn Trà).

 II. THÀNH QUẢ CÔNG TÁC QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ (1997 – NAY)

  1. Công tác lập quy hoạch:

Quy hoạch chung: Đã thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung 02 lần:

+ Điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2020, phê duyệt năm 2002.

+ Điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2030, phê duyệt năm 2013.

Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị: thực hiện trên 1000 đồ án lớn, nhỏ.

Quy hoạch nông thôn: Đã thực hiện đầy đủ quy hoạch chung 11 xã và quy hoạch chi tiết các trung tâm xã. Đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí phát triển nông thôn mới.

  1. sơn-trà-3_c Công tác quản lý Quy hoạch, Kiến trúc:

+ Kiểm soát chặt chẽ công tác Quy hoạch:

Lãnh đạo thành phố đặc biệt quan tâm và tham gia sâu vào công tác quy hoạch.

Hàng tháng tổ chức họp nghe báo cáo các đồ án quy hoạch, kiến trúc và công tác chọn địa điểm dự án do Chủ tịch UBND chủ trì và Bí thư Trung ương tham dự.

Sở Xây dựng là cơ quan tham mưu mang tính quyết định về vấn đề quy hoạch xây dựng.

+ Quản lý kiến trúc:

Ban hành Quyết định 47/2012/QĐ-UBND ngày 12/10/2012 về quản lý kiến trúc công trình trên địa bàn thành phố (căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị).

Thực hiện cấp phép xây dựng đối với tất cả trường hợp: xây dựng công trình không phải là nhà ở; các trường hợp là nhà ở (trừ khu vực được thiết kế theo mẫu).

+ Ứng dụng công nghệ thông tin:

Tất cả các đồ án QH được cập nhật và khớp nối thống nhất trên nền địa hình, tọa độ HN72.

Kiểm soát chủ động các vấn đề về Quy hoạch, tránh chống lấn và có được bức tranh tổng thể về quy hoạch.

Năm 2015 đã thực hiện rà soát quy hoạch 284 dự án, xác định tình trạng đầu tư và tình trạng sử dụng đất của gần 124.000 lô đất ở và 389 lô đất lớn.

Trên cơ sở đó đề xuất hướng xử lý tiếp theo (tiếp tục đầu tư, điều chỉnh Quy hoạch, hủy Quy hoạch).

  1. Công tác phát triển đô thị :

Hình thành các khu đô thị mới: Tây Bắc, Đông, Nam và Tây Nam, gần 15.000 ha.

Hình thành và hoàn thiện các Khu công nghiệp: Hòa Khánh, Liên Chiểu, Hòa Cầm, Thọ Quang, An Đồn (tổng diện tích 970,50 ha) đã đi vào hoạt động nằm ở các vị trí thuận lợi.

Đang xây dựng 1 khu công nghệ thông tin tập trung, 1 khu công nghệ cao.

Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội:

Hình thành các khu dân cư, trong đó xác định đầy đủ các hệ thống công trình hạ tầng xã hội.

Trong đồ án QH luôn có một lượng đất công trình công cộng dự phòng cho việc phát triển về sau.

Chỉnh trang nâng cấp hạ tầng đô thị trong các khu vực đô thị cũ:

– Nâng cấp đường nội thị. Mở rộng kiệt hẻm, xác định lộ giới. Xử lý các điểm ngập úng.

– Di dời các cơ sở sản xuất, mồ mả ra khỏi khu vực trung tâm thành phố.

– Hình thành các tuyến đường du lịch và các khu vực phát triển du lịch.

h_cGiải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư:

– Thực hiện trên nguyên tắc: thống nhất một chính sách chung cho tất cả dự án và giao đất sạch cho các nhà đầu tư. Lập 03 Ban GTĐB chuyên trách thực hiện. Các dự án đều được áp giá đền bù thống nhất. Nhà đầu tư không phải tham gia công đoạn này.

Trong vòng 18 năm đã thực hiện GPMB đối với trên 100.000 hộ. Số trường hợp khiếu kiện kéo dài không đáng kể.

+ Khai thác quỹ đất:

 – Nguồn khai thác:

  • Đất trống chưa sử dụng trong đô thị,
  • Một phần đất nông thôn và đồi núi chuyển đổi thành đất đô thị theo các dự án
  • Đất quốc phòng chuyển sang mục đích đất phát triển đô thị
  • Đất từ việc di dời mồ mả, các cơ sở sản xuất ra khỏi đô thị
  • Đất từ việc sắp xếp các cơ quan hành chính riêng lẻ tập trung vào Trung tâm hành chính.

– Công khai quỹ đất khai thác:

Toàn bộ quỹ đất được giao cho Trung tâm Phát triễn quỹ đất, từng bước thực hiện việc công bố công khai.

+ Phát triển nhà ở xã hội và ký túc xá sinh viên

Đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách: 187 khối nhà với 10.304 căn hộ.

Đưa vào sử dụng 177 khối nhà với 9.150 căn hộ.

Đang đầu tư 10 khối nhà với 1.154 căn hộ.

Đầu tư bằng nguồn vốn vay trong gói tín dụng 30 nghìn tỷ của Chính phủ: 37 khối nhà với 6.040 căn hộ, (đã hoàn thành đưa vào sử dụng: 18 khối nhà với 1.658 căn hộ).

Đầu tư 17 khối ký túc xá SV với 2.418 phòng ở. Trong đó đã đưa vào sử dụng 10 khối với 1.146 phòng.

Thực hiện Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị :

– Đã hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành thủ tục chuyển quyền SDĐ đã đầu tư hạ tầng cho 12 dự án.

– Đang thực hiện việc lập QH các khu vực phát triển đô thị.

III. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN CHỈNH HƯỚNG VÀ TIẾP CẬN

Sau quãng thời gian gần 20 năm đột phá,  đây là thời điểm cần đánh giá, suy nghẫm, chiêm nghiệm và tìm ra điểm yếu để khắc phục và đổi mới.

Vấn đề tiên quyết là chúng ta phải dám đổi mới tư duy về phát triển đô thị để xác định được phương châm đúng đắnvà kịch bản hành động khoa học, nhân văn.

+ Phương châm

Trong khi chúng ta có quyền tự hào về đô thị Đà Nẵng trẻ trung, năng động và phát triển, điều quan trọng lúc này là không nên hài lòng với những gì đã có cũng như quá tin vào những cách thức đang thi triển.

DCIM100GOPROG0100293.

Cần có sự tỉnh táo và tư duy biện chứng về phát triển đô thị trong mối quan hệ quốc tế. Phát triển cần có cạnh tranh và đổi mới liên tục để tự hoàn thiện cơ thể đô thị, phục vụ tốt điều kiện sống và tăng cao sức hút đầu tư.

+ Đặc biệt chú trọng ba mục tiêu hàng đầu là Bền vững – Tiện ích – Hấp dẫn

Bền vững là yếu tố mà nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, đảm bảo sự tin tưởng vào lợi ích lâu dài của dự án. Nếu không quan tâm đúng mức thậm chí sẽ ảnh hưởng lớn đến điều kiện hội nhập quốc tế.

Tiện ích: Không thể thu hút đầu tư nếu đô thị không đáp ứng tốt năng lực hỗ trợ để phát huy tối đa hiệu quả dự án đầu tư.

Hấp dẫn: Một đô thị xấu xí và buồn tẻ rất ít cơ hội thuyết phục các nhà đầu tư.

+ Bền vững về phát triển môi trường

– Bền vững: Cần phải có sự bền vững cả về môi trường tự nhiên và bền vững về phát triển đô thị.

– Chúng ta cần phát động một chiến dịch sâu rộng và có tính thực tế cao về bảo vệ mội trường.

–  Phải là những nghiên cứu, những chương trình, những dự án cụ thể chứ không phải chỉ là những hành động hình thức nhất thời.

Bền vững: Bền vững về môi trường tự nhiên tại ĐN cũng là vấn đề còn nhiều bất cập. Các khu vực đồi núi như Hải Vân, Sơn Trà, Bà Nà – Núi Chúa đều có những dự án sẽ tiếp tục triển khai, tuy nhiên chưa có tài liệu đánh giá môi trường chiến lược

Diện tích cây xanh nếu đánh giá một cách trung thực thì còn thiếu nhiều so với quy chuẩn chứ chưa nói đến tiêu chí của một thành phố môi trường.

Nguồn nước tự nhiên của chúng ta có đầu nguồn thuộc địa phương khác trong khi liên kết các đô thị để giải quyết các vấn đề chung vẫn là chuyện bất cập của cả nước.

Nếu không đảm bảo được sự bền vững về môi trường, chúng ta sẽ mất điểm trong mắt các nhà đầu tư.

Hiện tượng xói lở bờ biển ở Hội An là bài học cần rút kinh nghiệm sâu sắc.

+ Bền vững về phát triển đô thị

– Nhìn chung đô thị Đà Nẵng được phát triển khá bài bản, đồng bộ và còn được xem là hình mẫu cho một số địa phương khác.

– Tuy nhiên trong dòng chảy của trào lưu phát triển đô thị thế giới, chúng ta đang ngụp lặn khá xa ở phía sau.

– Chúng ta cần sớm xem xét lại mô hình phát triển đô thị hiện tại và cần có một tư duy mới mẻ về tái cấu trúc đô thị trên cơ sở tiếp cận các mô hình phát triển đô thị tiên tiến.

– Như đô thị sinh thái, đô thị nén, đô thị thông minh, đô thị phát triển theo trục giao thông…Cần sớm rà soát các lĩnh vực này để có các chỉ đạo mang tính đột phá.

– Mô hình các khu ở chia lô tràn lan không phải là phương thức tổ chức môi trường sống tiên tiến.Vấn đề này Singarpoore đã đi trước chúng ta hơn nửa thế kỷ.

– Đó cũng là một thực trạng sử dụng đất thiếu hiệu quả, đồng thời kéo dài thêm chu trình phát triển lạc hậu của mô hình kinh tế mặt đường.

– Đó cũng là một thực trạng sử dụng đất thiếu hiệu quả, đồng thời kéo dài thêm chu trình phát triển lạc hậu của mô hình kinh tế mặt đường.

– Không gian đô thị thiếu các quảng trường lớn, các không gian sinh hoạt cộng đồng.

Mạng lưới thiết chế văn hóa cơ sở qua rà soát và lập quy hoạch đã bộc lộ tình trạng manh mún, tận dụng kiểu “giật dấu vá vai”.

Chỉ tiêu diện tích trường học thấp, ngay cả trong các khu đô thị mới. Mạng lưới y tế nay mới đang xoay xở lập quy hoạch.

Hệ thống bãi đỗ xe đã được quy hoạch trong điều kiện có đất đâu thì làm đấy chứ ít mang tính cơ cấu.

Năng lực phòng cháy chữa cháy, cấp cứu, cứu hộ còn nhiều dấu hỏi trong xu thế bùng phát các công trình cao tầng.

Quy hoạch chiều cao nền đô thị và dự báo khả năng xâm thực của nước biển đã có nhiều nghiên cứu những chưa có sản phẩm chính thức để áp dụng.

Được xác định là đô thị trung tâm của Miền Trung nhưng Đà Nẵng mới ở mức độ nổi trội hơn chứ chưa chứng tỏ vai trò chi phối.

Chúng ta cần phải có các trung tâm chuyên ngành quy mô lớn, chất lượng cao như bệnh viện đẳng cấp quốc tế, các cơ sở giáo dục – đào tạo hàng đầu, các trung tâm văn hóa nghệ thuật nổi tiếng, các khu vui chơi và mua sắm tầm cỡ…

– Với thói quen phát triển đô thị như hiện nay, rất khó để đạt được điều đó khi mà ngay cả vấn đề đầu tiên là quỹ đất lớn ở khu vực trung tâm đang trở nên hiếm hoi.

 TIỆN ÍCH

Giao thông: Phương thức di chuyển chủ đạo trong đô thị bằng xe máy rõ ràng là biểu hiện của đô thị quá độ với nhiều hạn chế.

– Chúng ta cần có quyết tâm đi đầu trong cả nước về phát triển giao thông công cộng, đây cũng là một trong những điều kiện rất quan trọng trong hòa nhập và liên kết với các đô thị quốc tế.

– Quy hoạch và phát triển hệ thống không gian ngầm nói chung và giao thông ngầm cùng với mạng lưới giao thông tĩnh là yêu cầu cấp bách.

Các dịch vụ hỗ trợ: Cần tạo điều kiện tốt nhất cho các tổ chức đầu tư về các nhu cầu ở, sinh hoạt, vui chơi…nhất là với các đối tác quốc tế.

Ngoài việc hòa nhập với cộng đồng bản xứ, người nước ngoài cũng rất cần không gian riêng tư. Do vậy cần dành quỹ đất hình thành các khu ở chuyên gia với các tiện ích phong phú. Cần tạo điều kiện hình thành các trường học quốc tế và các câu lạc bộ quốc tế.

–  Các dịch vụ hỗ trợ: Cần tạo điều kiện tốt nhất cho các tổ chức đầu tư về các nhu cầu ở, sinh hoạt, vui chơi…nhất là với các đối tác quốc tế.

– Ngoài việc hòa nhập với cộng đồng bản xứ, người nước ngoài cũng rất cần không gian riêng tư. Do vậy cần dành quỹ đất hình thành các khu ở chuyên gia với các tiện ích phong phú. Cần tạo điều kiện hình thành các trường học quốc tế và các câu lạc bộ quốc tế.

– Mặt bằng sẵn có: Chúng ta đang khai thác quỹ đất theo kiểu tận thu để đảm bảo chỉ tiêu ngân sách.

– Cần thay đổi tư duy này để sẵn sàng có nguồn đất đáp ứng cho các dự án tiềm năng quy mô lớn. Đô thị hiện đại, đô thị Việt Nam.

HẤP DẪN

Vẻ đẹp của đô thị tạo nên sức hút về du lịch và qua đó thúc đẩy các cơ hội đầu tư. Chúng ta đang có một đô thị đẹp nhưng cần phải làm cho đẹp hơn, đa dạng hơn và độc đáo hơn.

Diện mạo đô thị cần được định hình và kiểm soát tốt hơn để tạo nên một không gian kiến trúc cá tính.

Nên hướng tới một hình ảnh đô thị xanh với lượng cây xanh, bóng mát hơn nhiều lần so với hiện tại.

Hạn chế tới mức thấp nhất nền bê tông trong đô thị bằng các giải pháp kỹ thuật.

Cũng cần chọn ra những lợi thế tiêu biểu nhất để tạo nên thương hiệu quốc tế. Đó là bờ biển Đông và Sông Hàn vì đây là các không gian cộng đồng lớn nhất.

Biển Đà Nẵng rất đẹp nhưng không phải là độc nhất vậy phải thêm vào đó yếu tố đặc biệt như văn minh nhất, thân thiện nhất.

Sông Hàn cần được nâng tầm để trở thành điểm đến không thể bỏ qua với khách du lịch.

Các điểm du lịch cần phát triển theo hướng quy mô lớn để được đầu tư đồng bộ. Các di sản thiên nhiên và lịch sử cần hết sức chú trọng bảo tồn và phát triển.

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN KIẾN NGHỊ

– Điều chỉnh quy hoạch chung theo hướng mô hình đô thị thực sự tiến tiến.

– Điều chỉnh tư duy về khai thác quỹ đất.

– Thúc đẩy các cam kết bảo vệ môi trường với các địa phương khác.

– Tăng cường thiết kế đô thị.

-Tăng cường công tác phản biện xã hội.

KTS. Bùi Huy Trí

Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng (ĐTPT/số 68-69)

Check Also

6

Đại hội Hội Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024 – 2029

          Ngày 03/ 8/2024, Hội Quy hoạch phát triển đô thị …