Home / QUY HOẠCH / KIẾN TRÚC / NHÀ CAO TẦNG VEN BIỂN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

NHÀ CAO TẦNG VEN BIỂN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

1. LIỆU CÓ KHÁI NIỆM NHÀ CAO TẦNG VEN BIỂN HAY KHÔNG?

Theo Ủy ban Nhà cao tầng Quốc tế thì ngôi nhà mà chiều cao của nó là yếu tố quyết định các điều kiện thiết kế, thi công hoặc sử dụng khác với các ngôi nhà thông thường thì được gọi là nhà cao tầng.

Căn cứ vào chiều cao và số tầng nhà, Ủy ban Nhà cao tầng Quốc tế phân nhà cao tầng ra làm 4 loại như sau:

+ Nhà cao tầng loại 1: từ 9 tầng đế 16 tầng (cao nhất 50m)

+ Nhà cao tầng loại 2: từ 17 tầng đến 25 tầng (cao nhất 75m)

+ Nhà cao tầng loại 3: từ 26 tầng đến 40 tầng (cao nhất 100m)

+ Nhà cao tầng loại 4: từ 40 tầng trở lên (gọi là siêu cao tầng)

Theo TCVN 9363-2012: Nhà cao tầng (High rise building) là nhà ở và các công trình công cộng có số tầng lớn hơn 9 [1].

Nhà cao tầng trở thành biểu tượng cho mức độ hiện đại, phát triển của các đô thị trên thế giới. Chính vì vậy việc lắm giữ các kỷ lục về chiều cao giúp nâng cao uy tín cho đô thị.

image060

Hình 1.1. Top 20 tòa nhà cao tầng cao nhất thế giới từng được xếp hạng tính [2]

image061

Hình 1.2. Top 12 tòa nhà cao tầng nhất ở Đông Nam Á [3].

image063

Hình 1.3. Top 10 tòa nhà cao tầng nhất ở Việt Nam tính đến 2018 [4].

Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng 3260 km không kể các đảo rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển và các đô thị biển. Chính vì vậy việc quy hoạch xây dựng phát triển nhà cao tầng có một định hướng rõ ràng là rất quan trọng.

– Nhà cao tầng ở ven biển Đà Nẵng:

Ngày 23/1 Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã đề nghị chính quyền thành phố rà soát lại các dự án ven biển, hạn chế xây dựng nhà cao tầng che khuất tầm nhìn ra biển.

image067

Hình 1.4. Tổ hợp khách sạn Condotel Wyndham Soleil Đà Nẵng gồm 2 tòa condotel 57 tầng, 1 tòa condotel 50 tầng và 1 tòa khách sạn 45 tầng [5].

image065

Hình 1.5. Khách sạn Mường Thanh cao 40 tầng [6].

Kết luận:

+ Hiện tại vẫn chưa có một khái niệm hay định nghĩa nói về nhà cao tầng ven biển.

+ Như vậy nhà cao tầng ven biển vẫn sử dụng định nghĩa nhà cao tầng như các khu vực khác.

image069

Hình 1.6. Peacok Marina Complex Nha Trang gồm 2 tháp mỗi tháp cao 81 tầng [7].

image071

Hình 1.7. Mường Thanh Nha Trang Centre Hotel 48 tầng [8].

2. GIÁ TRỊ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN NHÀ CAO TẦNG VEN BIỂN

Không gian kiến trúc cảnh quan đô thị chịu nhiều tác động lớn nhất khi xây dựng các công trình cao tầng ven biển. Công trình cao tầng trong đô thị thường là điểm nhấn cho đô thị đó. Việc áp dụng quy hoạch của các thành phố biển nổi tiếng trên thế giới vào Việt Nam phải hết sức thận trọng và có chọn lọc.

Rất nhiều các đô thị biển là các di sản nổi tiếng, cảnh quan đặc sắc của các đô thị ven biển cần được bảo tồn và đảm bảo tính tự nhiên và tính bản địa. Phát triển xây dựng cao tầng tại các không gian hướng biển của đô thị dù dạng mô hình“đô thị nén – mật độ cao” hay bất cứ loại hình đô thị nào trước tiên cần phải bảo vệ được bản sắc và giá trị di sản đặc thù của đô thị.

image074

Hình 2.1. Nhà cao tầng ven biển Trần Phú, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa [9].

image076

Hình 2.2. Nhà cao tầng ven đường bao biển tại thành phố Hạ Long [10].

Hiện nay, trên thế giới và trong nước có nhiều mô hình thành phố du lịch tốt, như: Hội An, Bali (Indonesia), Phuket (Thái Lan), Jeju (Hàn Quốc)… Các thành phố du lịch trên khá thành công vì biết dựa vào các yếu tố thiên nhiên, văn hóa bản địa và sự tham gia của cộng đồng.

Xây dựng “đô thị nén” trong đa số trường hợp là không phù hợp với đặc thù thành phố du lịch cảnh quan biển. Việc xây dựng công trình không được làm ảnh hưởng đến tầm nhìn và khả năng tiếp cận biển của người dân và du khách.

Nước ta đang có nhiều khách sạn, nhà nghỉ cạnh bờ biển không thân thiện với môi trường, che khuất những khung cảnh đẹp hay tầm nhìn ra biển. Mặt khác, cần hạn chế việc chia lô xây nhà cao tầng ven biển, bởi sẽ làm mất đi không gian công cộng ven biển.

Mật độ xây dựng, chiều cao công trình phải tùy thuộc vào loại hình đô thị và thiên nhiên ở vùng biển đó. Giữ gìn cảnh quan có bản sắc là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch biển.

Xây dựng các khu cao tầng tập trung đông người dọc theo các tuyến bờ biển đang là xu hướng chung tại các đô thị biển Việt Nam. Điều này đem lại lợi ích làm gia tăng khả năng thương mại và dịch vụ mà một số người dân đô thị và khách du lịch có thể được hưởng lợi.

Tuy nhiên, còn thiếu một nghiên cứu khoa học để có thể lượng hóa một cách cụ thể hài hòa các lợi ích này so sánh với các“tác động tiêu cực” nhiều mặt của hiện tượng “những bức tường rào cao tầng” này tới cảnh quan của các đô thị ven biển.

Tại TP Đà Nẵng, hiện nay một số chủ đầu tư dự án bất động sản ven biển Đà Nẵng đang chuyển hướng từ việc xây khách sạn sang đầu tư xây cao ốc. Ở khu vực ven biển Đà Nẵng có ít nhất ba chủ đầu tư bắt đầu chuyển hướng xây căn hộ cao tầng để đón dòng khách từ các tỉnh phía Bắc, nhằm tạo dựng hình ảnh“phát triển – cao tầng – hiện đại” mà trước đây trong quá khứ cũng chưa có cơ hội đạt được.

Kết luận:

+ Các công trình cao tầng ven biển là điểm nhấn của đô thị, tạo sức hút mạnh vẽ đối với du lịch địa phương;

+ Quá trình phát triển nhà cao tầng cần chú trọng phát triền hạ tầng đồng bộ kèm theo, chú trọng giữ gìn bản sắc đặc trưng mà môi trường tự nhiên của địa phương.

3. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI NHÀ CAO TẦNG VEN BIỂN

Theo Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu cho rằng “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế – xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.

Hiện tượng nước biển dâng: Mỗi năm trung bình mực nước biển của nước ta tăng khoảng 2,8 mm/năm. Theo như dự báo đến năm 2050 mực nước biển của nước ta tăng thêm 0,33m, đến năm 2070 là khoảng 0,45m và vào năm 2100 là 1m.

Việc xây dựng nhà cao tầng có lợi thế rất lớn, sẽ tránh được tình trạng ngập vào các công trình do nước biển dâng ở các tầng cao của tòa nhà. Nước biển dâng thì diện tích đất bị thu hẹp, theo dự báo nếu mực nước biển dâng cao đến 1m thì Việt Nam sẽ mất 4,4% diện tích. Khi diện tích bị thu hẹp thì biện pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề nhà ở chính là xây dựng nhà cao tầng để tạo ra các đô thị nén. Để giảm thiểu mật độ xây dựng. Tuy nhiên nước biển dâng cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu móng của công trình, chính vì vậy phải gia cố thêm hệ thống móng cho công trình gây tốn kém về mặt kinh tế.

Hiện tượng bão lũ: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết mỗi năm nước ta phải hứng chịu khoảng 10-12 cơn bão, trong đó có khoảng 4-5 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền. Số lượng bão sẽ tăng dần cả về số lượng và cường độ. Bão thường tập trung nhiều ở khu vực Trung bộ trong các tháng nửa sau của năm.

image079

Hình 3.1. Biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn ra phức tạp, khó lường [11].

image081 image083

Hình 3.2. Kịch bản nước biển dâng cao 1m [12].

Đối với công trình cao tầng ở ven biển thì chịu ảnh hưởng trực tiếp khu có gió bão tố, lốc. Nhà càng cao thì phải chịu tải trọng gió tác động càng lớn. Chính vì vậy việc lựa chọn hình thức kiến trúc, kết cấu công trình, vật liệu xây dựng, để làm giảm tải trọng của gió đối với nhà cao tầng ven biển là đặc biệt quan trọng. Kết cấu chịu lực phải được gia cố tốt hơn so với các công trình cao tầng ở các khu vực khác.

Kết luận:

+ Biến đổi khí hậu đối với nhà cao tầng ven biển có tác động tiêu cực nhiều hơn tích cực.

+ Cần có các biện pháp phòng chống và ứng phó với biến đổi khí hậu như đưa ra các dự báo sớm về mực nước biển dâng hay các cơn bão sắp tới… với độ chính xác cao.

image085

Hình 3.3. Sau cơn bão Nari đổ bộ vào thành phố Đà Nẵng [13].

4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI (DUBAI, ABU DHABI)

Dubai và Abu Dhabi là 2 trong số 7 tiểu vương của Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UEA), trong đó Abu Dhabi là thủ đô.

– Dubai: chỉ có 60km bờ biển, song Dubai đã tạo ra một “bức tường rào chắn khổng lồ” bằng các tòa nhà cao ốc và khách sạn cao tầng dọc theo bờ biển.

image087

Hình 3.3. Sau cơn bão Nari đổ bộ vào thành phố Đà Nẵng [13].

Chính vì chiều dài bờ biển ngắn, diện tích mặt nước ven biển hạn chế nên Dubai đã gia tăng diện tích bằng cách xây dựng 3 đảo nhân tạo lớn nhất thế giới. Với ý tưởng hình cây cọ, một loại cây đặc hữu trên vùng đất sa mạc của UEA, để tăng tối đa các bất động sản ven biển.

Dubai còn nổi tiếng bởi khách sạn Burj Al Arab là khách sạn 7 sao đầu tiên trên thế giới với chiều cao 321m, 56 tầng, đây là tòa nhà xây dựng cao nhất được sử dụng làm một khách sạn hạng sang khi hoàn thành và mở cửa vào năm 1999. Đây là khách sạn nằm trên 1 đảo nhân tạo cách bờ biển Jumeirah 280m.

Abu Dhabi: Thành phố Abu Dhabi nằm ở phía đông bắc Vịnh Ba Tư trên bán đảo Ả Rập. Nó nằm trên hòn đảo cách đất liền chưa đến 250m và được nối với đất liền bởi hai cây cầu là Al Maqta’a và Mussafah. Tuy nhiên Abu Dhabi xây dựng rất nhiều toà nhà cao tầng, điển hình là tổ hợp tháp Etihad. Với tháp 1: 69 tầng (cao 277 mét), tháp 2: 74 tầng (cao 305 mét), tháp 3: 54 tầng (cao 260 mét) tháp 4: 61 tầng (cao 234 mét), tháp 5: 55 tầng (cao 218 mét).

image090

Hình 4.2. Đảo nhân tạo hình cây cọ ở Dubai [14].

image092

Hình 4.3. Khách sạn Burj Al Arab [14].

A bu Dhabi cũng tạo ra 1 bức tường nhà cao tầng ở ven biển một tổ hợp kiến trúc cao tầng độc đáo với quan điểm sáng tạo rằng: “đã xây thì phải tạo ra sự khác biệt và phải nhất thế giới”!

Kết luận

+ Thực tế đã cho thấy, đô thị du lịch trên thế giới đều trải qua, đó là phát triển xây dựng nhà cao tầng gần sát bãi biển để phục vụ phát triển du lịch, phát triển kinh tế.

+ Hiện nay, trên thế giới có nhiều thành phố du lịch phát triển theo hướng “đô thị nén” như: Barcelona (Tây Ban Nha), Sydney (Úc), Santa Monica (Mỹ), đặc biệt là Dubai và Abu Dhabi (UEA).

+ Việc xây dựng nhà cao tầng ra ven biển là một tất yếu của nền kinh tế du lịch biển.

+ Tuy nhiên ở nhiều nơi, kiến trúc cao tầng ven biển được sử dụng rất thận trọng và chừng mực, cách sử dụng kiến trúc cao tầng ở các vùng biển này đều nhằm tới việc tối ưu hóa cảnh quan, không gian và nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút khách du lịch.

image095

Hình 4.4. Tổ hợp hợp tháp Etihad [15].

image096

Hình 4.5. Nhà cao tầng ở ven biển ở A bu Dhabi [16].

5. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Hiện tại vẫn chưa có một khái niệm hay định nghĩa nói về nhà cao tầng ven biển. Như vậy nhà cao tầng ven biển vẫn sử dụng định nghĩa nhà cao tầng như các khu vực khác.

Các công trình cao tầng ven biển là điểm nhấn của đô thị, tạo sức hút mạnh mẽ đối với du lịch địa phương.

Quá trình phát triển nhà cao tầng cần chú trọng phát triền hạ tầng đồng bộ kèm theo, chú trọng giữ gìn bản sắc đặc trưng của môi trường tự nhiên của địa phương.

Biến đổi khí hậu đối với nhà cao tầng ven biển có tác động tiêu cực nhiều hơn tích cực. Cần có các biện pháp phòng chống và ứng phó với biến đổi khí hậu như đưa ra các dự báo sớm về mực nước biển dâng hay các cơn bão sắp tới… với độ chính xác cao.

Thực tế đã cho thấy, đô thị du lịch trên thế giới đều trải qua, đó là phát triển xây dựng nhà cao tầng gần sát bãi biển để phục vụ phát triển du lịch, phát triển kinh tế.

Nhiều thành phố du lịch trên thế giới đã sử dụng nhà cao tầng để làm công cụ theo hướng phát triển “đô thị nén”. Việc xây dựng nhà cao tầng ven biển là một tất yếu của nền kinh tế du lịch biển.

Mặt khác kiến trúc cao tầng ven biển cần được áp dụng một cách thận trọng. Cách sử dụng kiến trúc cao tầng ở các đô thị biển nhằm tối ưu hóa cảnh quan, không gian và nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút khách du lịch.

Cần hoàn thiện hệ thống các văn bản quy định riêng cho nhà cao tầng ở ven biển. Các công trình cao tầng phải đảm bảo xây dựng đúng theo quy hoạch.

Việc lập quy hoạch phải đảm bảo được đủ diện tích công cộng, đất cây xanh cho khu vực ven biển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. TCVN 9363:2012
  2. https://baomoi.com/nha-choc-troi-dau-hieu-bao-truoc-cua-khung-hoang-kinh-te/c/13657725.epi
  3. https://www.reic.vn/bat-dong-san/2614/top-12-toa-nha-supertall-o-khu-vuc-asean-dang-xay-dung-trong-2016trong-danh- sach-12-toa-nha-sieu.html
  4. https://news.zing.vn/cuoc-dua-xay-nha-choc-troi-o-viet-nam-dien-ra-nhu-the-nao-post864347.html
  5. https://duangrandworld.com/du-an-condotel-anh-duong-soleil-da-nang-co-dang-dau-tu.html
  6. https://petrotimes.vn/truoc-nguy-co-bi-thao-do-muong-thanh-da-nang-cau-cuu-bo-xay-dung-505671.html
  7. http://timesharevn.vn/peacok-marina-complex-nha-trang-id7.html
  8. https://wbooking.com/hotel/vn/muong-thanh-nhatrang-centre.vi.html
  9. http://kientrucvietnam.org.vn/18586/
  10. https://baomoi.com/quang-ninh-chi-870-ty-mo-rong-duong-bao-bien-ven-vinh-ha-long/c/30665173.epi
  11. https://baodautu.vn/wef-bien-doi-khi-hau-la-nguy-co-gay-tac-dong-lon-nhat-toi-nen-kinh-te-toan-cau-d38916.html
  12. http://www.imh.ac.vn/tin-tuc/cat14/377/Cap-nhat-kich-ban-bien-doi-khi-hau-va-nuoc-bien-dang-cho-Viet-Nam
  13. https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=3AC402
  14. https://wairpano.com/gallery.php?gallery=62
  15. https://tourdulichdubai.net/etihad-towers-pn.html
  16. https://photos.com/featured/abudhabi-skyline–naufal-mq.html

PGS.TS LƯU ĐỨC HẢI

                                         Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đô thị và phát triển Hạ tầng – Tổng Hội Xây dựng Việt Nam

 

Check Also

df4c8f78-8baa-4003-93de-f50193785257

Kiến trúc cầu Việt Nam dưới góc nhìn của nhà phê bình mỹ thuật

Sự kiện công bố phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo theo kiểu “xứ …