Home / QUY HOẠCH / KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH, SINH THÁI TẠI NHẬT BẢN

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH, SINH THÁI TẠI NHẬT BẢN

Quy hoạch và phát triển đô thị ở Nhật Bản

Trải qua giai đoạn đô thị hóa nhanh, bên cạnh những thành tựu, đô thị Nhật Bản cũng đối mặt với không ít thách thức. Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng cao, do dân số gia tăng quá nhanh, tập trung tại các đô thị lớn nên tình trạng đô thị phát triển tràn lan, tự phát đã xảy ra. Đối phó với tình trạng này, Nhật Bản đã đưa ra phương pháp hạn chế mở rộng đô thị, kiểm soát mở rộng đô thị, đưa ra kế hoạch xây dựng hạ tầng đô thị bằng hệ thống phân chia khu vực: Khu vực điều chỉnh đô thị, khu vực hóa đô thị, mở rộng khu vực đô thị hóa. Trong đó, khu vực đô thị hóa là khu vực đã hình thành đô thị hoặc trong 10 năm được ưu tiên phát triển thành khu vực đô thị hóa theo quy hoạch, riêng khu vực điều chỉnh đô thị hoá tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc là khu vực hạn chế đô thị hóa, không đầu tư hạ tầng cơ sở các công trình công cộng ở khu vực này. Trong thời kỳ này, Nhật Bản mở rộng và phát triển đô thị bằng cách xây dựng các khu đô thị mới. Với mục tiêu phát triển đô thị hài hòa với môi trường, hiện nay Nhật Bản đã và đạt được các thành tựu trong việc xây dựng các mô hình đô thị thông minh, đô thị xanh và sinh thái.

            Quy hoạch và phát triển đô thị tập trung vào ba nội dung chính là quy định sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng và danh mục các dự án phát triển.

            Quy hoạch sử dụng đất chủ yếu trong các đồ án quy hoạch đô thị, xác định đề xuất hai khu vực cơ bản: Khu vực khuyến khích phát triển đô thị và khu vực hạn chế phát triển. Các khu vực này được chia nhỏ từng lô với các quy định chặt chẽ và thiết kế kỹ thuật công trình đô thị. Quy họach các quận/huyện vô cùng quan trọng trong quản lý phát triển đô thị. Quy hoạch này có nội dung liên quan đến kỹ thuật đô thị, đưa ra những nguyên tắc và hướng dẫn xây dựng đô thị hoặc hướng dẫn bảo tồn/giữ gìn cho từng khu vực đô thị. Vì vậy, quy hoạch quận, huyện cũng có thể xem là phần bổ sung chi tiết cho quy hoạch sử dụng đất toàn thành phố. Quy hoạch này đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả đặc biệt với các khu vực chuyể đổi chức năng và các khu vực đất trống trong đô thị.

            Các dự án phát triển đô thị gồm: Dự án phát triển khu dân cư đô thị và các dự án xây dựng hạ tầng. Tùy theo từng trường hợp cụ thể có thể giao cho các đối tác có đủ tiềm lực về tài chính và chuyên môn thực hiện. Các dự án này đều yêu cầu đảm bảo chất lượng môi trường đô thị và làm hài lòng các nhóm lợi ích tham gia phát triển. Dự án phát triển khu dân cư đô thị được phân thành 2 lọai: Dư án phát triển đô thị mới gắn với các khu công nghiệp, khu kinh tế và dự án tái phát triển khu dân cư hiện có.

            Với xu hướng dân số giảm hiện nay và trong tương lai, Nhận Bản sẽ xây dựng đô thị nhỏ gọn, thân thiện môi trường, giảm lượng CO2, nâng cao sự tiện lợi của giao thông công cộng và phát triển đô thị trung tâm, đồng thời tiến hành chiến lược thông minhthu gọn các vùng ngoại ô, đạt được đô thị bền vững. Việc thay đổi cấu trúc đô thị từ hình thức phát triển lan tỏa sang chuyên sau cũng sẽ được tính đến như thành phố cũ trung tâm là đô thị chính, mật độ dân số ở ngoại ô thấp sẽ được chuyển sang thành phố bị phân tán, mật độ giảm, hình thành các trung tâm dọc theo tuyến giao thông công cộng chính, thúc đẩy thành phố carbon thấp qua các giải pháp, cấu tạo giao thông đô thị, cây xanh, năng lượng…

2_cmykMột số trường hợp cụ thể về quy hoạch đô thị xanh, sinh thái

Thành phố Tokyo

Quy hoạch đô thị với khung thời gian 10 được lập cho thành phố Tokyo với tầm nhìn và mục tiêu phát triển về hạ tầng, môi trường, an ninh, văn hóa, du lịch và côg nghiệp trình độ cao. Để đạt thực hiện quy hoạch và đạt được mục tiêu đề ra chính quyền vùng đô thị Tokyo đã thiết lập Trung tâm “Xây dựng thành phố giảm thiểu carbon” và “Xây dựng đô thị xanh” để lập và tiến hành các dự án chiến lược chính. Mộ số dự án/ chương trình điển hình là Chiến lược sử dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng; Đô thị sử dụng tối đa hóa năng lượng tái tạo; Xây dựng hệ thống giao thông bền vững; Phát triển các công nghệ môi trường mới và tạo lập lĩnh vực kinh doanh về môi trường, chuyển dịch sang giảm thiểu carbon.

            Bên cạnh đó, một dự án trọng tâm khác là phục hồ cảnh quan Tokyo dựa trên yếu tố mặt nước và các hành lanh xanh. Dự án này góp phần tạo dựng việc kết nối các không gian xanh hiện hũu cũng như phát triển thêm các không gian xanh mới cụ thể: Thiết lập mạng lưới đường giao thông xanh; thiếp lập không gian xanh vùng đệm giữa các không gian đô thị; tạo lập, bảo tồn vùng, trung tâm cảnh quan xanh tại các khu vực ngoại ô. Để các dự án/chương trình này đi vào hiện thực, chính quyền thành phố cũng có các chính sách để đảm bảo tất cả các bên liên quan từ các cấp chính quyền tới khối tư nhân và người dân đều tham gia vào việc thực hiện quy hoạch.

1_cmyk            Mô hình sinh thái – thông minh tại Fujisawa tỉnh Kanagawa

            Dự án xây dựng khu đô thị xanh, sinh thái được thự hiện bởi tập đoàn Panasonic và một số công ty khác với mô hình khu ở xanh với công nghệ thông minh. Khu đô thị Fujisawa được xây dựng trên vị trí nhà máy cũ của Panasonic và sẽ trở thành khu đô thị sinh thái và thông minh nhất trên thế giới với 1.000 nhà ở và hệ thống hạ tầng dịch vụ tiện ích (cửa hàng, bệnh viện, nhà dưỡng lão, không gian công viên cây xanh…). Mội căn nhà sẽ được trang bị những thiết bị thông minh với mục đích sử dụng năng lượng hiệu quả, cụ thể là cắt giảm 70% lượng phát thải carbon và 30% lượng cấp nước. Hệ thống cung cấp năng lượng mặt trời sẽ đáp ứng 70% nhu cầu sử dụng điện của mỗi hộ gia đình ( trong trường hợp năng lượng không đủ sẽ có hệ thống pin cung cấp bổ sung).

            Kết luận

Đô thị hiện nay ngày cáng phát triển năng động và phức hợp. Không có giải pháp chung nào về đô thị xanh có thể áp dụng cho mọi trường hợp. Các giải pháp mang tính linh hoạt và sáng tạo thường khác nhau phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Điều đó có nghĩa là các đô thị xanh sẽ mang những diện mạo khác nhau với năng lực và nội lực của từng đô thị. Ngoài ra, phát triền đô thị anh không chỉ tập trung vào những biểu hiện bên ngoài của phát triển “xanh” mà cần chú ý vào cốt lõi của vấn đề là giáo dục và hỗ trợ xây dựng năng lực thể chế và cộng đồng. Đây là yếu tố đề thay đổi hành vi và thúc đẩy, ưu tiên các sáng kiến phát triền xanh.

TS. LƯU ĐỨC MINH

THS. NGUYỄN VIỆT DŨNG

ĐT&PT SỐ 65/2017

Check Also

Mot-Goc-Do-Thi-Nui-T

TIÊU CHÍ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM QUY HOẠCH XÂY DỰNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM

TIÊU CHÍ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM QUY HOẠCH XÂY DỰNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN …