Home / KIẾN TRÚC DI SẢN / Kiến trúc sư César Pelli – Bậc thầy dựng lên những tòa nhà cao tầng định hình thế giới

Kiến trúc sư César Pelli – Bậc thầy dựng lên những tòa nhà cao tầng định hình thế giới

Kiến trúc sư César Pelli, sinh ngày 12 tháng 10 năm 1926 tại Tucuman, Argentina là một kiến trúc sư nổi tiếng về thiết kế nhà cao tầng cao nhất thế giới và các công trình đánh dấu mốc khác trong đô thị. Ông đứng đầu hãng thiết kế César Pelli và cộng sự đặt trụ sở tại New Haven, Connecticut và New York.

César Pelli 1

Kiến trúc sư César Pelli

Sự nghiệp

Năm 1952, khi di cư và học tại trường Đại học Kiến trúc Illinois tại Urbana – Champaign, ông bắt đầu để lại dấu ấn khắp nơi trên nước Mỹ.

Năm 1991, ông được nhận huy chương vàng Viện kiến trúc sư Hoa Kỳ và danh hiệu 1 trong 10 kiến trúc sư đương thời Mỹ có ảnh hưởng nhất. Ông thiết kế dự án cho vài tòa nhà tại văn phòng New Haven của kiến trúc sư nổi tiếng Euro Saarinen, gồm TWA Terminal tại sân bay JFK- New York, trường Cao đẳng Stiles & Morse tại Đại học Yale.

Ông được bổ nhiệm làm Giám đốc thiết kế tại DMJM và sau đó là cộng sự thiết kế tại Gruen Associates. Quá trình cộng tác này đã giúp ông gặt hái được nhiều giải thưởng, gồm giải thưởng cho thiết kế Trung tâm Pacific ở Los Angeles và tòa đại sứ Mỹ ở Tokyo.

Ông cũng là chủ nhiệm khoa kiến trúc của Đại học Yale và là tác giả của một số lượng lớn những tác phẩm trên báo, sách và tập san danh tiếng.

Năm 2004, tài năng của César Pelli được thăng hoa ở Malaysia với giải thưởng Aga Khan cho công trình kiến trúc gây ấn tượng, văn phòng phức hợp – Tòa Tháp Đôi Petronas Twin Towers cao 450m tại thủ đô Kuala Lumpur. Công trình này của Pelli được sự ngưỡng mộ của những người trong giới cũng như rất nhiều lời khen tặng trên khắp thế giới.

Tháp đôi Petronas – Kuala Lumpur, Malaysia

thap doi malaysia

Tháp đôi Petronas là công trình kiến trúc tiêu biểu của Malaysia. Tòa tháp đôi được thiết kế bởi kiến trúc sư Cesar Pelli với cấu trúc mang tính biểu tượng cho nền văn hóa Hồi giáo.

Petronas Twin Towers là một trong các tòa nhà cao nhất thế giới. Đây là toà tháp đôi cao nhất thế giới, tòa nhà 88 tầng này được thiết kế bởi César Pelli & Associates, nối giữa hai tòa nhà ở tầng 41 và 42 (175m đường phố) bởi một cây cầu dài 58m mang tên Bridge Sky. Có một sự thật thú vị là 1 trong 2 tòa tháp bị nghiêng so với phương thẳng đứng 25mm.

Tháp đôi Kuala Lumpur là biểu tượng ấn tượng mà mọi người đều nhận ra đó là Malaysia ở bất cứ đâu. Đứng trong bất cứ nơi nào trong thành phố Malaysia nhìn thấy tháp đôi là du khách có thể định vị cho đường đi của mình. Tháp đôi được xây dựng ngay trung tâm thành phố. Giữa thành phố sừng sững hình ngọn tháp đôi với kiến trúc kiên cố làm mọi người ai cũng thích thú. Tòa tháp được dùng cho trung tâm mua sắm cũng như khách sạn nhà hàng, văn phòng làm việc. Tất cả làm cho tòa tháp trở nên đẹp hơn rất nhiều.

International Finance Centre

Two-International-Finance-Centre,-Hong-Kong,-Hong-Kong

Với chiều cao 415m (1.362 ft) và 88 tầng, trung tâm tài chính quốc tế (IFC2) ở Hồng Kông, được xây dựng vào năm 2003 là tòa tháp cao thứ 10 thế giới.

Trung tâm Two International Finance là tòa nhà chọc trời cao nhất ở Hồng Kông với 88 tầng và hoàn thành năm 2003 (xếp thứ hai là Central Plaza với chiều cao 415m). Đây là tòa nhà cao thứ 7 thế giới theo chiều cao tính đến thời điểm năm 2008.

Trúc Phương (tổng hợp)

(Đô thị & Phát triển số 76 – 77/2019)

Check Also

1

Ngôi Đền được cho là ‘tác phẩm của người ngoài Trái đất’

 Đền Kailasa ở Maharashtra, Ấn Độ là công trình kiến trúc nguyên khối lớn nhất …