Home / QUY HOẠCH / Định hướng phát triển quy hoạch không gian đô thị thành phố Đà Nẵng

Định hướng phát triển quy hoạch không gian đô thị thành phố Đà Nẵng

         Định hướng phát triển quy hoạch không gian đô thị thành phố Đà Nẵng

Giới thiệu chung về thành phố Đà Nẵng: Với diện tích tự nhiên khoảng 1.255km2; chiều dài bờ biển gần 100km, có sông, có núi và được ưu đãi về cảnh quan thiên nhiên; nằm trên hành lang kinh tế Đông Tây, cửa ngõ của đường xuyên Á; trên con đường di sản văn hóa thế giới như: đô thị cổ Hội An, khu Thánh địa Chămpa Mỹ Sơn, cố đô Huế, hang động thiên nhiên Phong Nha – Kẻ Bàng…

Có 6 quận, gồm: Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn; và 2 huyện: Hòa Vang, huyện đảo Hoàng Sa. Dân số: 887.000, trong đó dân đô thị là 770.000 (01/4/2009)

1 (18)_optĐịnh hướng phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

1). Được xác định là trung tâm vùng kinh tế trọng điểm miền Trung – Tây Nguyên, có vị trí chiến lược phát triển đô thị quốc gia.

2). Trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, tài chính ngân hàng của miền Trung.

3). Thành phố cảng biển, đầu mối giao thông, viễn thông quan trọng trong vùng, quốc gia và quốc tế.

4). Một trong những trung tâm văn hóa, thể dục – thể thao, giáo dục đào tạo, trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ miền Trung.

 5). Một trong những địa bàn giữ Định hướng phát triển quy hoạch không gian đô thị thành phố Đà Nẵng vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên và cả nước.

Công tác quy hoạch và phát triển đô thị

– Di chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu vực trung tâm đến các khu công nghiệp tập trung, thu hồi đất sử dụng không hiệu quả hoặc sử dụng không đúng mục đích để tạo quỹ đất phát triển đô thị.

– Làm việc với các đơn vị quân đội chuyển đổi đất quốc phòng trên địa bàn thành phố sang đất phát triển đô thị với diện tích vài trăm ha.

– Hình thành khu nghĩa trang Hòa Sơn với quy mô khoảng 200ha để di dời các nghĩa địa rải rác trong thành phố và xây dựng nhà hỏa táng, giải phóng được hàng trăm ha đất để phát triển đô thị.

– Giải tỏa di dời hàng ngàn hộ nhà chồ sống ven sông, ven biển lên các khu dân cư mới, tạo cảnh quan cho bờ sông, bờ biển.

– Nâng cấp trên 200 tuyến đường nội thị và hầu hết các kiệt hẻm trong thành phố theo phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”

– Hình thành các khu đô thị mới diện tích từ 500 đến 1.000 ha, bao gồm: Khu đô thị Khuê Trung – Hòa Cường, Khu đô thị Cẩm Lệ, phía Nam thành phố, Khu đô thị Tây – Bắc thành phố, Khu đô thị Sơn Trà, Khu đô thị Ngũ Hành Sơn, phía Đông Nam thành phố.

Hình thành và tiếp tục hoàn thiện các khu công nghiệp theo hướng thân thiện với môi trường, gồm: Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang, Khu công nghiệp Đà Nẵng, Khu công nghiệp Hòa Cầm, Khu công nghiệp Hòa Khánh, Khu công nghiệp Liên Chiểu, Khu công nghệ cao Hòa Khương, Khu Công nghệ cao Hòa Liên, Hòa Vang, Đà Nẵng (Tổng diện tích: 1.010 ha); Khu Công nghệ thông tin Hòa Liên, Hòa Vang, Đà Nẵng (Tổng diện tích: 131 ha)Về cơ sở hạ tầng: Đã đầu tư xây dựng hàng loạt tuyến đường quan trọng:Đường Trường Sa – Hoàng Sa; đường Nguyễn Tất Thành; đường Nguyễn Văn Linh; đường Lê Duẩn nối đường Phạm Văn Đồng; đường Điện Biên Phủ; đường Nguyễn Tri Phương nối dài (đường Nguyễn Hữu Thọ); đường Bạch Đằng; đường ven sông Tuyên Sơn – Túy Loan; đường 2/9 và Cách Mạng tháng 8; đường Trần Hưng Đạo.

Một số chiếc cầu nối qua bờ sông Hàn đã và đang được đầu tư: Cầu Thuận Phước; cầu sông Hàn, cầu Tuyên Sơn, cầu Hòa Sơn, cầu Hòa Xuân, cầu Cẩm Lệ, cầu Rồng tại khu vực Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng, cầu mới thay thế hai cây cầu cũ Trần Thị Lý và Nguyễn Văn Trỗi, cầu từ đường Nguyễn Hữu Thọ qua Hòa Xuân.

– Đã và đang đầu tư cơ bản hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố, giải quyết được tình hình ngập nước vào mùa mưa.

– Xây dựng đưa vào hoạt động 04 trạm xử lý nước thải với tổng công suất khoảng 100.000m3/ngày, bao gồm: trạm Phú Lộc, trạm Sơn Trà, trạm Ngũ Hành Sơn và trạm Khuê Trung và hệ thống thu gom nước thải ở các tuyến bao ven sông, ven biển.

– Về cấp nước: đã nâng công suất từ 70.000m3/ngày (1999) đến 205.000m3/ngày (2009), tỉ lệ dân đô thị dùng nước sạch nâng từ 50% (1999) đến 69% (2009), tỉ lệ thất thoát giảm từ 46,6% (1999) xuống 32,8% (2009).

Hiện nay thành phố đang triển khai dự án chống thất thoát nước sạch để giảm tối đa tỉ lệ thất thoát và phát triển hệ thống đường ống mới nhằm nâng tỉ lệ dân sử dụng nước sạch.

Nhiều công trình phúc lợi được đầu tư:Nhà hát Trưng Vương, Trung tâm Hội chợ Triển lãm, Câu lạc bộ bơi lội, Cung thể thao Tuyên Sơn, Trường Phan Châu Trinh, Trường Lê Quý Đôn, Bệnh viện 600 giường, Công viên Khuê Trung – Đò Xu, Công viên biển cuối tuyến đường Phạm Văn Đồng, Công viên Văn hóa Ngũ Hành Sơn với quy mô khoảng 150 ha đang được đầu tư.

Một số dự án đã và đang được đầu tư: Nhà ga hàng không quốc tế; Indochina Riverside Tower; Vĩnh Trung Plaza; Cao ốc Hoàng Anh – Gia Lai; Khu phức hợp 09 ha – đầu cầu sông Hàn – VinaCapital, Cao ốc Đảo Xanh, Cao ốc Đông Á, cao ốc thương mại và căn hộ, Green Plaza, Khu đô thị Đa Phước, Dự án sân golf và khu nghỉ dưỡng cao cấp Vinacapial; Le Meridien Danang resort & spar; Khu du lịch Bãi Bắc; Khu du lịch biển Hoàng Anh Gia Lai; Dự án khách sạn Kingdom Hotels; Dự án khu du lịch thể thao, Giải trí biển quốc tế Danang coralReef Dive Center – Pháp; Khu du lịch Olalani; Khu du lịch Hoàng Trà; Khu du lịch và Giải trí quốc tế đặc biệt Silver Shorest.

Một số việc cần làm: Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đến năm 2025, trong đó cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

  1. Sử dụng đất cẩn trọng có hiệu quả, phát triển đô thị ở một số khu vực cần thiết, tiết kiệm tài nguyên, tạo thêm quỹ đất cây xanh cho đô thị.
  2. Nâng cấp hạ tầng các khu dân cư trung tâm đông đúc chật hẹp, phát triển theo chiều cao, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
  3. Phát huy cảnh quan thiên nhiên, tổ chức đô thị hướng ra sông ra biển, kéo dài bờ sông, bờ biển.
  4. Thiết lập hệ thống giao thông công cộng, giao thông ngầm, giao thông khác mức và giao thông tĩnh.
  5. Dành quỹ đất để đầu tư mảng xanh, công viên, mặt nước, hướng tới phát triển bền vững. Nâng cao chất lượng và số lượng cây xanh đô thị: Công viên văn hóa Ngũ Hành Sơn; Công viên cây xanh 84 Hùng Vương.
  6. Quan tâm đặc biệt đến môi trường, cảnh quan đô thị tại các khu vực nhạy cảm như Hải Vân, Sơn Trà, Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, vệt ven sông, ven biển.
  7. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình mang tính động lực như: Cảng Liên Chiểu, Ga đường sắt mới, Sân bay Quốc tế, Khu Công nghệ cao và khu CNTT tập trung, Làng Đại học, Khu liên hợp TDTT Hòa Xuân, đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi và các trục đường giao thông quan trọng khác
  1. Định hướng phát triển kiến trúc sinh thái, kiến trúc đặc trưng về mặt thị giác, tạo giá trị nhân văn cho đô thị.

                                                                                                        Nguyễn Ngọc Tuấn

                                               Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư VN, Chủ tịch Hội KTS Đà Nẵng

                                                                                                         Số 34 ĐT&PT

 

Check Also

Mot-Goc-Do-Thi-Nui-T

TIÊU CHÍ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM QUY HOẠCH XÂY DỰNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM

TIÊU CHÍ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM QUY HOẠCH XÂY DỰNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN …