Home / KIẾN TRÚC DI SẢN / Di sản cảnh quan thiên nhiên

Di sản cảnh quan thiên nhiên

Sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến tận những năm 70 hay thậm chí là những năm 80 thì những thành phố lớn ở Châu Âu và Hoa Kỳ đều chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển của ngành công nghiệp và sự gia tăng dân số tự nhiên. Sự di dân trong lãnh thổ tại các quốc gia do sự phát triển công nghiệp của một thời thịnh vượng kéo dài đã tất yếu dẫn đến việc hình thành những khu đô thị mới, những khu trung tâm mới và những thành phố nhỏ mới. Tại thời điểm mới đã có rất nhiều trải nghiệm thú vị và cũng cùng lúc thu nhận rất nhiều vấn đề về văn hóa và xã hội. Những thành phố mới được thiết kế nảy sinh những vấn đề mới, tuy nhiên mãi sau này mới được những nhà quy hoạch thiết kế đô thị nhận thức rõ. Nhiều thành phố mới này chịu ảnh hưởng của sự phá hủy và dân cư thì bị cô lập và mất đi bản sắc của mình. Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, vấn đề này trở nên trầm trọng hơn và đặt ra nhiều thử thách cho các nhà thiết kế và cả những mô hình quy hoạch đô thị mới.

Heidelberg Old City - Đức

Heidelberg Old City – Đức

Thời gian đầu những năm 70 và 80, các nhà thiết kế đã bắt đầu suy xét và cân nhắc nhiều loại mô hình mới đã được áp dụng trong giai đoạn đầu và có quan tâm nhiều hơn đến tự nhiên. Họ đã tạo thêm các khoảng không gian cho cảnh quan tự nhiên trong các ý tưởng thiết kế mới để đạt được môi trường cân bằng. Tại Pháp, Anh, Hà Lan, Đức và các quốc gia Bắc Âu, họ đã phát triển những khung chương trình thiết kế mới cho các thành phố mà tại đó các không gian mở và không gian xanh được thiết kế với những mẫu hình thiết kế tràn đầy sức sống.

Việc tập trung vào những chương trình mới kết hợp với xu thế đầu tư tích trữ đã tạo ra cùng lúc sự suy tàn và bỏ hoang nhiều trung tâm thành phố và sự phá hủy các công trình lịch sử.

Những năm 80 là khoảng thời gian những nhà thiết kế mới đã nhìn nhận lại tầm quan trọng của những trung tâm cũ đối với thành phố, những chương trình tập trung về phục chế, đưa ra những giải pháp mới cho các công trình và tìm kiếm sự tích hợp giữa công năng và phân khu không gian để đạt được tính kinh tế tối ưu cho giai đoạn phát triển sau chiến tranh, cũng là giai đoạn các tòa nhà có công năng sử dụng hỗn hợp và tích hợp những tòa nhà mới với những khu vực mang tính chất lịch sử.

Sự thay đổi dựa trên tư tưởng của những thế hệ mới trong phong trào văn hóa, tư tưởng của các nhà sinh thái học, môi trường học và sử gia vẫn còn duy trì đến tận ngày nay và tinh thần của những chính sách cốt lõi vẫn đang phát huy tại những khu đô thị chính tại những nước phương Đông.

Du lịch Luxembourg
                                                  Quận Kirchberg (Luxembourg) là sự pha trộn giữa lịch sử và hiện đại

Ở nhiều thành phố, ý tưởng chính của các dự án là hướng đến khôi phục và tích hợp với địa hình địa lý tự nhiên, hiện trạng cảnh quan thiên nhiên, sông, núi, bờ biển… Nhiều thành phố trước đây khi phát triển lờ đi hoặc quên đi những cảnh quan đẹp hoặc các không gian thiên nhiên, cũng đã quay trở lại với tư tưởng này và đánh giá lại đúng giá trị của những khu trung tâm cũ và những không gian thiên nhiên đã tồn tại trong lòng các thành phố như Barcelona hoặc Valencia ở Tây Ban Nha, nơi mà trước đây trong lịch sử đã bỏ lơ những đường ranh giới biển và đã bắt đầu thiết kế một khu vực nhìn ra biển và xoay chuyển định hướng phát triển chính. Madrid tại Tây Ban Nha cũng khám phá ra và bảo vệ những dòng sông nhỏ, sông Manzanares chảy ngang qua thành phố. Thành phố Berlin ở Đức và sau khi hợp nhất hai miền đã thiết kế một khu cảnh quan tuyệt đẹp dọc dòng sông Spree của Berlin.

Việt Nam có rất nhiều thành phố nằm ven biển với những cảnh quan thiên nhiên nên thơ bao quanh và nhiều thành phố khác được bao quanh bởi những ngọn núi hùng vĩ. Chúng ta có thể nói về cảnh quan với những quy mô khác nhau từ những công viên cây xanh nhỏ đặt trong các khu trung tâm cho đến những cảnh quan thiên nhiên lớn như các con sông, hồ lớn và các ngọn núi.

e5d23

Khu trung tâm phức hợp Sài Gòn – Ba Son ở bờ phải sông Sài Gòn

Mục tiêu quan trọng nhất hiện nay ở Việt Nam là nên khôi phục tất cả những kho báu thiên nhiên và tích hợp chúng vào trong thiết kế của thành phố. Chúng ta có thể lấy ví dụ với hai con sông có cảnh quan ấn tượng là sông Hồng ở Hà Nội và sông Sài Gòn ở Hồ Chí Minh, tuy nhiên ở một số lưu vực xây dựng nhiều khu công nghiệp và trở thành tụ điểm gây ô nhiễm. Cả 2 con sông này đều là sông lớn có một số lượng lớn dân cư sống tại khu vực ven sông vì vậy hoàn toàn có thể tận dụng để tạo cho thành phố những không gian cảnh quan mới đẹp và ấn tượng trải dài. Hà Nội và Hồ Chí Minh là những ví dụ điển hình nhưng cũng có nhiều những thành phố khác như Hạ Long với di sản Vịnh Hạ Long đã sẵn có ưu thế về cảnh quan thiên nhiên có thể là một trong những hòn đá tảng của quá trình chuyển đổi.

Quá trình chuyển đổi này thấy rõ ở các Dự án khu đô thị mới giữa thành phố Móng Cái và Hải Hà, các dự án chú trọng đến cải tạo những dòng sông đang bị ô nhiễm tại Uông Bí, hay các dự án quan tâm bảo vệ đường bờ biển ở đảo Cô Tô… Việt Nam có nhiều thành phố rất cần được định hướng và nghiên cứu về các di sản thiên nhiên sẵn có.

20170322-qui-hoach-song-hong-doi-dieu-voi-thi-truong-nguyen-duc-chung-3

Cầu Long Biên – Hà Nội

Ngày nay, những khu công nghiệp ở các quốc gia phát triển nhanh đang được xem xét và đánh giá lại. Nhiều thành phố cũng tương tự trong lịch sử các nước Châu Âu cũng bao quanh bởi những khu công nghiệp cũ hoặc có những nơi tiềm năng bị chiếm lấy bởi các khu công nghiệp đã suy tàn, đó là những nơi mà chúng ta cần dỡ bỏ hoặc chuyển tới một địa điểm phù hợp hơn.

Việc cùng lúc vừa tìm kiếm vừa kiểm soát những nhà đầu tư mới cũng như các dự án đầu tư cho ngành công nghiệp du lịch mở rộng là vô cùng cần thiết, bởi hiện tại sự đầu tư này hứa hẹn nhưng vào thời điểm khác thì có thể là rủi ro và tạo ra những vấn đề mới. Tôi nghĩ việc phân tích cẩn thận tác động môi trường đối với cảnh quan và chất lượng nước, không khí là vô cùng quan trọng.

Rất nhiều dự án du lịch đề xuất mật độ dân cư tương đối cao tại những khu vực ven biển hoặc có nhiều diện tích cây xanh được chuyển đổi thành những tòa nhà cao tầng  tại những vị trí không hợp lý mà không được kiểm soát. Chúng ta cần kiểm soát những dự án mới để không che khuất đi hướng nhìn vào thành phố hay các di tích lịch sử để giữ gìn được những công trình trọng điểm hay nét đặc trưng quan trọng.

09_ Lâu đài Bled

Lâu đài Bled (Blejski grad/Brug Bled) tiêu biểu cho kiến trúc thời Trung Cổ. Qua nhiều lần tái xây dựng, lâu đài ngày nay được nhìn thấy là hình mẫu có niên đại thế kỷ 17.

Địa lý, địa hình tự nhiên và việc nghiên cứu sự chuyển hóa của cảnh quan là những công cụ bắt buộc mà bất cứ một nhà thiết kế quy hoạch nào cũng phải nói đến trong phương pháp của mình. Các nhà thiết kế quy hoạch Việt Nam phải ngiên cứu những lối sai lớn tồn tại đã xuất hiện trong giai đoạn phát triển của những quốc gia phương Tây giàu có.

Chúng ta cũng có những lỗi sai tương tự trong quá trình Đô thị hóa hiện đại hóa. Chúng ta không thể quên những “lớp bao bê tông” đã xuất hiện xung quanh trung tâm Paris bởi việc xây dựng quá nhiều những khu trung tâm mới nặng nề mà thiếu đi khoảng xanh và không gian công cộng. Sai lầm của những vùng biển ở nhiều thành phố là chỉ khóa chặt trong lãnh thổ đó mà quên đi hướng ra biển, giống như sai lầm đã xảy ra ở Barcelona trong những năm 50, sai lầm đó đã được sửa bởi một trong những can thiệp thay đổi đô thị tại những thành phố hiện đại được áp dụng trong năm 90.

Cảnh quan phải được thiết kế và triển khai đồng thời với một chính sách liên tục về bảo trì bảo dưỡng để đảm bảo được vệ sinh sạch và kiểm soát tác động môi trường.

Đoạn ngắn vừa rồi tôi nói về cảnh quan ở quy mô lớn, còn cảnh quan ở quy mô trung bình và nhỏ thì như thế nào?

b?c ?nh ??p v? cánh ??ng hoa ??y màu s?c r?c r? beeb c?nh chi?c c?i xay gió kh?ng l?.
                                                                                   Công viên Keukenhof – Hà Lan

Cảnh quan trung và nhỏ gắn liền với địa hình xây dựng mới và tùy thuộc vào loại hình nhà ở và công năng của tòa nhà. Từ lâu, chúng ta thảo luận giữa việc mật độ dân số cao với mật độ xây dựng thấp và mật độ dân số thấp với mật độ xây dựng cao. Thiết kế cảnh quan đóng một vai trò khác nhau trong mỗi lựa chọn. Những tòa nhà chọc trời được bao quanh bởi những cánh rừng xanh ngắt hay những tòa nhà thấp tầng kết hợp cộng sinh với những khoảng xanh dày đặc.

Chúng ta không thể quên đi mối quan hệ giữa những địa hình mới của các công trình và hệ thống giao thông bởi cùng lúc sẽ có những tác động lớn lên cảnh quan của thiết kế đường và thiết kế mạng lưới kết nối. Những khu dân cư mới trong các thành phố cần được tăng thêm diện tích xanh nhưng điều quan trọng nhất là nghiên cứu địa hình và kết nối với mạng lưới giao thông.

Tôi muốn khảng định rằng SÂN VƯỜN không phải là cảnh quan. Các khu vườn chỉ là một công cụ của cảnh quan nhưng với thiết kế cảnh quan thành phố thì nó là cảnh quan quy mô lớn có mối liên hệ chặt chẽ với lịch sử địa hình, địa lý, ưu điểm và nhược điểm của tự nhiên và đường chân trời truyền thống, các điểm di tích lịch sử, cổng chào, hướng nhìn ra biển, sông, các nguồn tài nguyên, rừng ngập mặn, rừng…/.

KTS. SALVADOR PEREZ ARROYO

                                                          Giáo sư danh dự trường Đại học Luân Đôn, UCL

                                                       Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tư vấn Thiết kế SDesign

(ĐT&PT số 78-79/2019)

Check Also

1

Ngôi Đền được cho là ‘tác phẩm của người ngoài Trái đất’

 Đền Kailasa ở Maharashtra, Ấn Độ là công trình kiến trúc nguyên khối lớn nhất …