Home / QUY HOẠCH / Bảo tồn đa dạng văn hoá và sinh học của khu phố cổ Hội An và đảo Cù Lao Chàm: Mối quan hệ giữa chính sách, luật và quản lý

Bảo tồn đa dạng văn hoá và sinh học của khu phố cổ Hội An và đảo Cù Lao Chàm: Mối quan hệ giữa chính sách, luật và quản lý

Trước tiên tôi xin được gửi lời biết ơn sâu sắc tới các đơn vị tổ chức buổi họp mặt này đã tạo điều kiện để tôi hôm nay được trình bày với quý vị về mối quan hệ giữa Chính sách, Luật pháp và Quản lý trong công tác bảo tồn Đảo Cù Lao Chàm và Phố cổ Hội An.

Bảo tồn đa dạng văn hoá và sinh học của khu phố cổ Hội An và đảo Cù Lao Chàm: Mối quan hệ giữa chính sách, luật và quản lýCó thể nói đây là thời điểm quan trọng và phù hợp đối với công tác bảo tồn một trong những di sản giá trị nhất mà lịch sử để lại – Phố cổ Hội An, là một ví dụ tiêu biểu nơi cửa ngõ thương mại Đông Nam Á kể từ thế kỷ thứ 15 đến thế kỷ 19 và Cù Lao Chàm, cụm đảo ở bờ biển Hội An, nơi cách đây 3000 năm đã từng bị chiếm lĩnh làm thuộc địa và 1000 năm trước nơi đây đã trở thành điểm giao thương với các quốc gia bên ngoài và vẫn lưu giữ được nhiều công trình kiến trúc xây dựng từ thế kỷ 18. Bên cạnh đó, Phố cổ Hội An và Cù Lao Chàm thực sự trở thành cửa ngõ thương mại đông tây trong nhiều thế kỷ khi có lượng lớn thuyền bè đi lại trên biển. Cho tới nay, việc bảo tồn giá trị lịch sử và văn hoá chống lại mọi thế lực bên ngoài là minh chứng rõ nét cho lối sống dựa trên những giá trị truyền thống của người Việt Nam và chính điều đó giúp họ tạo nên thành quả của những nổ lực không ngừng để bảo vệ di sản kiến trúc, sự đa dạng văn hoá và sinh hoạt cho thế hệ sau.

Bối cảnh toàn cầu hiện nay đang trong giai đoạn báo động về kinh tế, xã hội và môi trường chưa từng xảy ra, cùng với những thách thức của nạn đói nghèo, bất bình đẳng và mâu thuẩn phát sinh. Biến đổi khí hậu với những ảnh hưởng sâu rộng trên hầu hết các mặt của đời sống con người đã gây khó khăn thêm cho mục tiêu cân bằng và phát triển bền vững. Để thực hiện được điều này yêu cầu cần phải có những hướng tư duy mới và cái nhìn mới về cách thức để phát triển. Một mô hình phát triển bền vững và cân đối chỉ có thể được đảm bảo bằng việc kết hợp văn hoá và tự nhiên với sự phát triển kinh tế và xã hội. Chúng ta sống trong một thế giới nơi có những toà nhà cao tầng mọc lên, nơi không khí được thanh lọc đem lại sự thoả mái cho con người bằng lượng năng lượng khổng lồ được tạo ra từ nhiên liệu hoá thạch bị đốt cháy, và nơi có khói công nghiệp thải ra làm nặng thêm sức tải của khí nhà kính trong không khí vốn là yếu tố giúp ổn định sự sống trên trái đất. Những hiện tượng này lại được coi là những dấu hiệu thực của sự phát triển. Giá trị văn hoá và con người, những phong tục và nguồn tài nguyên thường bị gạt bỏ ra khỏi những phân tích yếu tố để phát triển hiện nay. Điều này khẳng định rằng sự phát triển vẫn thiếu chú ý toàn diện đến giá trị và khát vọng của con người.

Đã bao lần chúng ta chứng kiến cảnh tượng đáng buồn khi các toà nhà cổ được bảo tồn tốt bị phá bỏ để thế vào đó là các ngôi nhà cao tầng và những cảnh như vậy đều được gọi là phát triển. Điều này không thể coi như một lời kêu gọi hãy kiềm chế sự phát triển. Không phải vậy. Sự phát triển là sinh quyền của mỗi con người và là trách nhiệm cơ bản của chính phủ. Lời kêu gọi ở đây chỉ là để phát triển lòng nhân đạo và đưa ra các mục tiêu phát triển phù hợp với các giá trị và các khát vọng sống. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tích cực, chúng ta đều ngầm hiểu rằng ngày hôm nay đã phát triển hơn nhiều so với ngày hôm qua. Và công luận đều ủng hộ một quan điểm cho rằng để đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày nay, cần phải thực hiện trách nhiệm đối với bảo tồn các giá trị và di sản lịch sử, văn hoá của dân tộc. Từ đó khuyến khích những người có tầm nhìn như những người tổ chức nên hội nghị này, các chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách, các kiến trúc sư, kỹ sư và thẩm phán, luật sư, họ đều là những nguời đi tiên phong cho sự biến đổi này. Nửa thế kỷ sau khi kết thúc thời kỳ chủ nghĩa thực dân, các quốc gia đang phát triển cuối cùng đã đạt tới chủ mô hình phát triển trong nước bền vững của chính họ.

Tôi xin được trình bày thật ngắn gọn về giá trị độc nhất của di sản văn hoá, tinh thần và lịch sử cũng như sự đa dạng sinh học của Hội An và Cù Lao Chàm, vì sao chúng xứng đáng là di sản tiêu biểu nhất của Việt Nam, để toàn thế giới nổ lực bảo vệ, bảo tồn và sử dụng hợp lý những di sản đó.

Chủ đề này là đề tài phổ biến được nhắc đến rất hùng hồn đưa ra cùng với những vấn đề liên quan đến nguồn tư liệu lịch sử và hiện đại, điều này được ghi chép trong một tài liệu ghi lại giá trị nền tảng rực rỡ được chuẩn bị bởi ban tổ chức hội nghị ngày hôm nay. Bản ghi chép đã làm sáng tỏ những góc tối chưa được làm rõ và thắp nên một ngọn hải đăng thắp sáng suốt con đường mòn dẫn đến mục tiêu chung của chúng ta trong việc bảo vệ và bảo tồn Hội An và Cù Lao Chàm cho thế hệ sau. Hiện tại chúng ta khi chưa sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên độc nhất của hai di sản này để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của thế hệ ngày nay và mai sau. Đây cũng là đề tài của một số bài diễn thuyết trong hội nghị chuyên đề này của các diễn giả có học vấn uyên bác và kiến thức sâu rộng, giúp bổ sung thêm vào phần trình bày của tôi ngày hôm nay. Tuy nhiên, ít nhất trong bài phát biểu này, tôi muốn nói rằng không có gì là đáng ngạc nhiên khi UNESCO tuyên bố Thành phố cổ Hội An là di sản văn hoá Thế giới và Cù Lao Chàm, nơi cư ngụ của các quần thể động, thực vật sống trên cạn ở rừng và các sinh vật biển như có san hô, động vật thân mềm, loài giáp xác và tảo biển trong đó có nhiều loại được liệt vào danh sách các động vật có nguy cơ tiệt chủng như Khu Bảo tồn Sinh quyển Thế giới. Trong phạm vi các rừng đảo bao la cũng có rất nhiều động vật quý hiếm trong đó có khỉ đuôi dài và chim nhạn, loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Khu bảo tồn sinh quyển, trong đó có thành phố Hội An, nơi kết nối các tài sản văn hoá và giá trị thiên nhiên xét về khía cạnh đa dạng sinh hoc, tự nó đã đem đến bản diễn thuyết toàn diện và thuyết phục cho sự phát triển tổng thể và bền vững của hai địa danh trong khi cùng lúc phải bảo vệ sự đa dạng văn hoá và sinh địa của chúng.

Phần trình bày của tôi hôm nay tập trung chủ yếu vào vấn đề vai trò mối quan hệ giữa chính sách, luật và quản lý đối với sự phát triển sau này của phố cổ Hội An và Cù Lao Chàm trong việc bảo tồn và gìn giữ các di sản và sự đa dạng về văn hoá, lịch sử và sinh học. Thách thức này tương đối lớn khi chúng ta nhìn vào các tiêu chí đưa ra trong khái niệm về văn hoá theo công bố của UNESCO về chính sách văn hoá tại thành phố Mexico. Theo như bản công bố này thì văn hoá bao gồm “ sự phức hợp các yếu tố đặc trưng của tâm hồn, tri thức, vật chất, cảm xúc mà tạo nên đặc điểm của xã hội hoặc một nhóm xã hội. Văn hoá không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn học mà còn cả lối sống, quyền cơ bản của con người, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”. Quan điểm này giúp làm sáng tỏ những thách thức mang tính cố hữu trong việc bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững thành phố cổ Hội An và đảo Cù Lao Chàm.

Không giống với các nghành kinh tế khác như lâm nghiệp, ngư nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp… “ môi trường” không là một nghành, cũng không phải là một nhân tố trung gian như không khí, nước hay đất. Nó là sự tổng hoà của tất cả những thành tố trên và hơn thế nữa, bao gồm cả những yếu tố phi vật thể như văn hoá, các giá trị, phong cách sống và các mô hình tiêu thụ. Nó là thước đo hầu hết mọi hoạt động của con người. Thực tế, môi trường còn được hiểu rộng hơn: đó là thước đo quyết định của con người. Tất cả các thủ lĩnh tôn giáo và triết gia trong lịch sử đã dạy chúng ta rằng mọi suy nghĩ của con người có thể tốt hay không tốt đều là bài học cho những thế hệ sau. Dường như đối với tôi thì bảo vệ thiên nhiên và môi trường đã và sẽ tiếp tục liền với những sức sống mãnh liệt, bản chất cấu thành nên những suy nghĩ tốt. Bất kỳ quyết định nào không vì lợi ích bảo vệ tự nhiên và môi trường là điều được coi là không lành mạnh và cần được loại trừ.

Những quyết định này có thể là những quyết định rất đơn giản trong cuộc sống hằng ngày đối với nhiều người như liệu có nên hay không nhặt chiếc vé xe buýt chúng ta đánh rơi khi bước xuống xe. Điều này thậm chí không tồn tại trong suy nghĩ của người dân ở một số nền văn hoá, nhưng ở hầu hết mọi nơi trên thế giới hành động đơn giản như vậy không chỉ là thói quen, mà ăn sâu vào tiềm thức người dân từ việc trả tiền tại những nơi công cộng cho những thứ không sử dụng được từ giấy, túi nhựa cho đến dầu, các chất hoá học thải ra. Và, than ôi! Các khoản chi phí có thể là chất thải phóng xạ như chất thải tia X quang, một trong những chất thải độc hại có thể nhìn thấy được và rất độc hại với môi trường. Các điểm đến văn hoá và các di tích khảo cổ học cần được bảo vệ bằng bất kỳ giá nào khỏi các ảnh hưởng không tốt của môi trường. Tại thời điểm khác, trước khi đưa ra quyết định, con người phải cân nhắc hàng loạt các yếu tố phát triển của khoa học, môi trường, xã hội liên quan tới các dự án phát triển chủ đạo khác như xây dựng một đập lớn qua kênh nước chảy uốn khúc về phía thượng lưu của một con sông lớn. Điều này có thể và thường được coi là cần thiết cho việc thúc đẩy sự phát triển quốc gia, tác động đồng thời đến việc xoá đói giảm nghèo, nêu cao được nhân phẩm con người nhưng cũng mang lại những hậu quả môi trường khôn lường. Trong ý thức của mọi người, không ai kêu gọi những dự án được xây dựng chỉ đơn thuần dựa trên cơ sở yếu tố môi trường, cái chúng ta kêu gọi là con người cần dựa vào nền tảng kiến thức, hiểu biết về những tác động gây hại của mình tới hiện tại và tương lai, để đưa ra quyết định sáng suốt nhất nhằm đồng thời xây dựng môi trưòng tự nhiên, môi trường sống lành mạnh và đảm bảo công bằng xã hội.

Điều này hơn nữa phản ánh nguyên nhân gốc rễ của vấn đề ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, một kết luận không thể phủ nhận đã được rút ra cho rằng “ tư duy”, khơi nguồn của các quyết định, từ đơn giản nhất tới phức tạp nhất, là chìa khoá cánh cửa dẫn đến những hiểu biết chính xác. Nó là minh chứng cho những mối quan tâm ngày càng tăng về môi trường tới ý thức ra quyết định thì không chỉ là vấn đề luật pháp, mà còn là vấn đề về “tâm”. Giống như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – Sakimuni đã răn dạy cách đây hơn hai nghìn năm trăm năm, dựa trên nền tảng văn minh Phương Đông, rằng “tâm dẫn đầu, tâm là chủ, tâm tạo tác tất cả” – tâm là tiền thân của tất cả hành động. Do đó, trong tâm thức của mọi con người đều đồng ý rằng hạt giống của sự thay đổi cần được gieo trồng.

Những qui tắc cơ bản về hành vi cũng như tính liên kết và độc lập của các thành tố môi trường ngụ ý sâu sắc về hình thành một nền tảng quan niệm phù hợp và hiệu quả cho việc quy hoạch tổng thể Làng sáng tạo toàn cầu nhằm để hoàn thiện Phố cổ Hội An và đảo Cù Lao Chàm bằng khung chính sách hợp lý, đơn giản, hiệu quả và có thể thực hiện hợp pháp.

Quản lý là quá trình đưa ra quyết định, là tổng hợp của các phương thức trong đó các cá nhân và tổ chức công hay tư đều hành các công việc chung. Những quan niệm về tính kỷ luật không loại trừ tính minh bạch hay trách nhiệm với xã hội làm cũng cố thêm lý lẽ về các cách thức nhìn nhận tư tưởng dân chủ, công bằng và ngay thẳng. Quản lý môi trường là cách thức đưa ra những quyết định liên quan tới môi trường và những người tham gia vào quá trình đưa ra các quyết định. Một minh chứng đơn giản là cách chúng ta đưa ra quyết định và người đưa ra quyết định sẽ quyết luôn cả vấn đề cần được nêu ra.

Đều đó cũng chứng minh rằng quản lý môi trường không chỉ đơn thuần nói về những quyết định từ chính phủ. Chính phủ cần phải tự đặt ra các câu hỏi, ai làm ô nhiểm, ai sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn gốc phát sinh và ai đưa ra những quyết định làm ảnh hưởng tới các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường, từ đó quy trách nhiệm một cách đúng đắn và toàn diện.

Từ những điều được đề cập ở trên, một kết luận được rút ra rằng quản lý môi trường là trách nhiệm của mọi người; con người với những quyết định hằng ngày của họ gây ảnh hưởng tới môi trường, tới quyền lợi của các thế hệ tương lai và tinh thần cần thiết để tác động thay đổi trong tư duy người dân, những người được giao phó trách nhiệm, có quyền đề xướng, ủng hộ và thực hiện hành động bảo vệ môi trường thông qua chính những quyết định hằng ngày được đưa ra của mình. Điều này đúng nếu một người phụ nữ nhỏ bé đang nấu một bữa ăn đạm bạc trên một cái bếp lò dùng củi lấy từ một khu rừng gần nhà; hoặc một thành viên nội các đang phê duyệt dự án xây dựng một con đập lớn; hay một thẳm phán trong vai trò quan toà quyết định một cuộc tranh cãi tại nơi thiêng liêng của toà án.

Như đã nêu trong Chương trình nghị sự 21 về kết luận Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc tổ chức tại Rio de Jeneiro năm 1992 về “ Luật và các quy định phù hợp với các điều kiện cụ thể của một quốc gia là một trong những công cụ quan trọng nhất để biến môi trường và các chính sách phát triển thành hành động không chỉ thông qua các phương pháp “điều khiển và ra lệnh” mà còn là khung tiêu chuẩn cho kế hoạch kinh tế và các công cụ thị trường. Trong khi luật là một trong những công cụ được đáp ứng rộng rãi để đưa ra các chính sách môi trường, từ đó tiến đến hành động thì nó thường là chất xúc tác phát triển của mạng lưới các chính sách và hành động liên quan nhiều hơn tới vấn đề phát triển hơn nữa của luật pháp. Do đó, mối quan hệ giữa phát triển chính sách và luật vẫn là một trong các yếu tố căn bản để đề cập đến những thách thức môi trường một cách hiệu quả ở cấp quốc gia. Thực tế ở các quốc gia đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển qua cả các biên giới lục điạ Châu Á , Châu Phi và Mỹ La Tinh và các quốc đảo nhỏ cung cấp bằng chứng thực tế phong phú về các giá trị to lớn của một điều luật cơ bản về Bảo vệ và Sử dụng bền vững Phố cổ Hội An và đảo Cù Lao Chàm trong khi cơ sở thực sự để bảo tồn các địa danh di sản Việt Nam nhằm mang lại lợi ích cho con người Việt Nam và cho nhân loại nói chung.

Một số quan điểm nhìn về các vấn đề mà thuật ngữ Quản lý Môi trường hàm chứa đã được Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc ( UNDP), Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc ( UNEP), Ngân hàng Thế Giới, Viện Tài nguyên Thế giới cung cấp trong báo cáo “ Các quyết định cho Trái Đất” chỉ ra bẩy thành phần khái quát của quản lý môi trường; trong số đó có một nguyên nhân quan trọng đưa ra trong các khung chính sách và hợp pháp yêu cầu xây dựng một Làng Sáng tạo toàn cầu tại thành phố cổ Hội An và Cù Lao Chàm.

Bao gồm:

1. Thể chế và luật pháp:

– Ai quy định và thực thi các quy định sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên?

– Các quy định và mức hình phạt nào đối người vi phạm?

– Ai đứng ra giải quyết các tranh chấp?

2. Các quyền tham gia và đại diện:

– Công chúng có ảnh hưởng hay tranh luận các quy định về các tài nguyên tự nhiên như thế nào?

– Ai sẽ đứng ra đại diện cho những người sử dụng hay phụ thuộc các nguồn tài nguyên thiên nhiên để đưa ra các quyết định về vấn đề liên quan nguồn tài nguyên?

3. Các cấp có thẩm quyền:

– Ở cấp độ hay quy mô nào – cấp địa phương, khu vực, quốc gia, quốc tế, có chính quyền quản lí các nguồn tài nguyên?

4. Trách nhiệm xã hội và tính minh bạch:

– Những người kiểm soát hay quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên giải trình cho các quyết định của họ như thế nào và tới ai?

– Thẳng thắn công khai kiểm tra phiếu bầu quyết như thế nào đối trong quá trình đưa ra quyết định?

5. Quyền sở hữu và quyền kiểm soát:

– Ai sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc có quyền kiểm soát nguồn tài nguyên thiên nhiên?

6. Thị trường và dòng tài chính:

Tình hình tài chính thực tế, các chính sách kinh tế và hành vi của thị trường ảnh hưởng đến quyền sử dụng quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên như thế nào?

7. Khoa học và rủi ro:

– Khoa học sinh thái học và xã hội hợp nhất với các quyết định về sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên để giảm thiểu các nguy cơ rủi ro tới con người và các hệ sinh thái và nhận biết các cơ hội mới như thế nào?

Tôi đề cao giá trị mang lại từ việc thành lập một khung chính sách hợp lý cho Làng toàn cầu sáng tạo như đã đề xuất tại phố cổ Hội An và Cù Lao Chàm dưới dạng thức một bản sơ thảo của văn kiện pháp luật mà sẽ nêu ra các điều khoản xác định các mục tiêu, mục đích, khung thể chế, các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, các yêu cầu đối với nguồn tài nguyên và quy trình thu mua, các vi phạm, hình phạt và các biện pháp hành chính. Nếu không như vậy, thì ít nhất bản văn kiện đó cũng cung cấp được một kế hoạch hữu ích cho chương trình hành động cho hiện tại và tương lai để theo đuổi mục tiêu chung của chúng ta. Những vấn đề này đã được ghi rõ trong báo cáo “ Các quyết định cho Trái đất” nêu trên đây đảm bảo sẽ cung cấp một danh sách kiểm tra hữu ích để thực hiện mục tiêu này.

Trong quá trình thực hiện, chúng ta có thể học hỏi được nhiều qua việc bằng cách so sánh quy mô của luật từ đó cung cấp một nguồn lưu trữ thông tin về vấn đề phương pháp mà các quốc gia khác trên thế giới tiếp cận để bảo vệ các thành phố cổ như trường hợp “phố cổ Gamla Stans” ở Thụy Sỹ. Trong thời gian vài năm sống và làm việc ở thành phố Stockholm suy nghĩ của tôi luôn hướng về bảo vệ và bảo tồn vẻ bề ngoài của thành phố cổ Gamla Stan yêu quý cũng giống như phố cổ Hội An và Cù Lao Chàm có một sức quyến rũ khó cưỡng lại đối với du khách từ khắp mọi nơi trên thế giới. Mọi người tham gia với sự nhiệt tình, niềm đam mê và cam kết bảo vệ phố cổ Gamla Stan. Kế hoạch bảo vệ thành phố cổ được ghi chép trong các quy định từ những chi tiết nhỏ nhất: nhỏ tới mức chỉ rõ lượng điện năng của các bóng đèn được phép sử dụng trên những con đường hay các toà nhà của phố cổ Gamla Stan để giữ gìn và mô phỏng ánh sáng dịu cổ xưa.

Điều này minh chứng cho việc cần thiết phải học hỏi nhiều kinh nghiệm hơn nữa, cạnh tranh và sao chép sao cho phù hợp, từ đối chiếu đi đến phân tích các khung pháp lý và chính sách để gìn giữ đa dạng văn hoá và sinh học của các địa danh cổ xưa và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên vô giá ở khắp nơi trên thế giới từ phố cổ Kyoto tới phố cổ Gamla Stan hay từ phố cổ Venice tới phố cổ Williamsburg. Không còn nghi ngờ gì nữa rằng cơ sở dữ liệu mà UNESCO có được về luật và chính sách bảo vệ các địa danh lịch sử – văn hoá chính là kho tư liệu khổng lồ để bắt đầu một khám phá mới.

Nhìn lại trong thời gian tôi sống, có nhiều trường hợp trong đó khung luật pháp thực hiện thành công chương trình hành động quốc gia vượt quá biên giới của việc nhận thức các mục tiêu, mục đích của luật bao gồm phát triển và quản lý chính sách sau này cũng như bảo vệ các nguồn tài chính cần thiết. Thật sự, tôi muốn ngợi khen sự quan tâm đặc biệt của nhóm các chuyên gia có mặt ngày hôm nay để kêu gọi mọi người thực hiện hành động đầu tiên tiến đến nghiên cứu và phát triển kế hoạch dưới khả năng lãnh đạo của Việt Nam – một bản sơ thảo quy định cho Việt Nam về khả năng sáng tạo và quản lý mô hình Làng Toàn Cầu Sáng tạo tại thành phố cổ Hội An và Cù Lao Chàm, bản quy định này không chỉ bảo vệ hai địa danh cổ nói riêng và tài nguyên vô giá bởi sự đa dạng văn hoá và sinh học của nó và hơn nữa nó còn giúp cung cấp phương thức sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đó. Vì thế bản quy định sử dụng nhằm mang lợi ích to lớn cho tất cả người dân Việt Nam nói riêng và nhân dân trên thế giới nói chung,cho thế hệ hôm nay và mai sau. Tôi coi đây là một đặc ân lớn trong việc ủng hộ sáng kiến này.

Ngài Lal Kurukulasuriya

Check Also

Mot-Goc-Do-Thi-Nui-T

TIÊU CHÍ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM QUY HOẠCH XÂY DỰNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM

TIÊU CHÍ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM QUY HOẠCH XÂY DỰNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN …

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *