Kỹ thuật hay nghệ thuật? Đây là chủ đề bàn luận từ xưa, nhưng ngày nay khi mà hằng ngày không ít “ kiệt tác” kiến trúc ra đời trên khắp các đường phố đô thị thì vấn đề này, xem ra cũng còn phải nghiền ngẫm kỹ thêm.
Khi ở Trung Quốc, tôi khâm phục tài nghệ điêu luyện trong kỹ thuật kiến trúc của Chấn Hoa. Những năm ở Mỹ, tôi lại hiểu rõ thêm qua điểm kiến trúc của Clement Chen Jr.
Đó là một đạo lý rất đơn giản: Kiến trúc sư là người làm nhà, nhà là cái để cho người dùng, làm nhà thì phải tiêu tiền, tiêu tiền thì phải thu hồi. Cái đạo lý này nghe qua có phần thô thiển, nhưng ngẫm nghĩ sâu thêm thì đó quả là một “ kho tàng hoa Hướng dương” muôn đời không đổi.
Những người nông cạn nghĩ rằng, chỉ có độc xướng “ bài ca kiến trúc lãng mạn” trong tháp ngà mới là kiến trúc sư giỏi, thì đó thực là điều nghi ngại, bởi họ đang rơi vào lãnh địa “ tẩu hoả nhập ma”.
Họ không hề biết đến, ngày nay sự phát triển kỹ thuật cao đã làm cho giới hạn khoa học ngày càng rơi vào miền mờ. Bản phác thảo của kiến trúc sư tầm cỡ chưa đủ để cấu thành một kiệt tác vĩ đại.
Nếu suy nghĩ kỹ, thì mỗi nét vẽ của kiến trúc sư cũng đều thấm đậm mồ hôi và máu thịt của nhà đầu tư (chưa nói đến nhân dân lao động). Không thể cầm tiền của người để chơi mà không thấy xót ruột. Sau khi kết cấu màng xuất hiện càng nhận thấy sâu sắc rằng: “ Kiến trúc chân thiện mỹ” trong logic tâm lý kỹ thuật là rất đáng quý.
Văn hóa và nhân sinh quan kiến trúc của một dân tộc là nhân tố quyết định để hòa nhập với thời đại, cùng chung sống với con người. Và như thế, logic nghệ thuật biểu hiện kỹ thuật mới nhất, quan niệm tâm lý mới nhất trong thời đại ngày nay, tất sẽ giàu sức cảm và phản ánh chân thật tinh thần tất yếu của thời đại.
Một số kỹ thuật tiểu xảo, điêu khắc loan phượng, biểu hiện trong kiến trúc tuy có thể nổi đình đám một thời, nhưng thật ra nó cũng chỉ như một cánh “ phù hoa” trong dòng sông lịch sử trải dài muôn dặm, không dễ lấy đó để nói lên những bước thành công trên con đường sự nghiệp.
Trào lưu “ biểu hiện kỹ thuật” trong kiến trúc có thể chia làm 2 loại:
Một loại coi kỹ thuật và kết cấu là biện pháp trang trí “ phô trương cái đẹp” theo sở thích cá nhân mà không xét đến ý nghĩa và tính hợp lý của bản thân kỹ thuật kết cấu. Loại thứ hai, ý nghĩa của bản thân kỹ thuật và kết cấu, nhấn mạnh tính logic của mỹ học tiềm ẩn trong chúng.
Đây chính là điều mà kiến trúc sư và kỹ sư công trình cần cùng trao đổi, lật đi lật lại, để lựa chọn phương án và biện pháp kỹ thuật hợp lý, giàu sức biểu hiện nhất trong khả năng có thể. Trên cơ sở đó, người kiến trúc sư và kỹ sư kết cấu như hòa vào một, thăng hoa về mặt mỹ học để cuối cùng có được phương án kỹ thuật và kiến trúc hoàn chỉnh. Kiến trúc sư nào “ khép cửa đóng xe” thì khó mà đi đến biên giới này.
Loại thứ hai có thể gọi là “ biểu hiện kỹ thuật lý tính”, loại này đáng được tôn sùng. Hiện nay, các dự án lớn thành công trong, ngoài nước, phần lớn đều đi theo con đường đó.
Thật ra, các kiến trúc sư cũng nên nghiêm chỉnh nghiên cứu kỹ về kết cấu, dù chỉ một ít, đặc biệt là những biện pháp kỹ thuật mới, để bắt kịp nhịp đi của thời đại.
Xin đừng ép mình “ mơ mộng” trong tháp ngà kiến trúc để rồi đứng thẳng lưng không được. Xin đừng để kiến trúc như một cánh “ phù hoa”.
KTS.L.A.Liao