Home / NGHIÊN CỨU / NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH TRONG QUẢN LÝ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG STUDY ON THE APPLICATION OF INTELLIGENT TRANSPORTATION SYSTEM IN MANAGEMENT OF DANANG URBAN TRANSPORT

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH TRONG QUẢN LÝ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG STUDY ON THE APPLICATION OF INTELLIGENT TRANSPORTATION SYSTEM IN MANAGEMENT OF DANANG URBAN TRANSPORT

Tóm tắt: Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu về khả năng ứng dụng hệ thống giao thông thông minh (ITS) cho các hoạt động của giao thông đô thị Đà Nẵng. Nhóm tác giả đã xây dựng mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống giao thông thông minh và một số bài toán ứng dụng ITS trên cơ sở lý thuyết và thực tế của hệ thống giao thông đô thị với bộ cơ sở dữ liệu về điều kiện điều kiện đường, điều kiện giao thông và tổ chức – điều khiển giao thông tại thành phố Đà Nẵng. Bài toán cảnh báo ùn tắc giao thông, cảnh báo ATGT, điều khiển giao thông phối hợp theo làn sóng xanh trên trục, điều khiển tối ưu ở nút độc lập, bài toán quản lý hệ thống giao thông công cộng và bãi đậu xe thông minh. Một khung tiêu chí và mô hình ứng dụng ITS cũng được đề xuất với 7 nhóm đồng bộ bao trùm toàn bộ các hoạt động giao thông đô thị thành phố.

Từ khóa: Hệ thống giao thông thông minh, cơ sở dữ liệu, quản lý, điều khiển giao thông, tổ chức giao thông, trung tâm điều khiển giao thông.

Abstract: This article presents some research results on the application of Intelligent Transportation Systems (ITS) for urban transport activities in Danang. The author has developed a comprehensive Intelligent Transport System Architecture and some ITS application problems based on the theory and reality of the urban transport system with a set of conditional data bases. roads, traffic conditions and organization – traffic control in Da Nang city. Traffic jams, traffic warnings, traffic control coordinated by green waves on the axis, adaptive control in real time, the problem of management of public transport system and smart parking. A Criteria frame and ITS application model is also proposed with seven groups covering all urban transport activities.

Keywolds: Intelligent Transportation Systems, database of road, management, traffic control, traffic organization, traffic control center.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thành phố thông minh (TPTM) là một thành phố “bền vững và đáng sống”. Đó là một thành phố được quản lý, điều hành hiệu quả và thống nhất ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giao thông, môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng… bằng các giải pháp thông minh được giám sát và điều phối tối ưu để tiết kiệm nguồn tài nguyên và mang lại dịch vụ tốt nhất cho cộng đồng. TPTM là thành phố luôn cố gắng để tiếp tục là “thành phố thông minh hơn”, được biểu thị là một thành phố của phương tiện, kết nối và tri thức; dựa vào công nghệ hiện đại, cho phép sao chụp và tích hợp dữ liệu bằng cách sử dụng các thiết bị cảm biến như thiết bị đo, thiết bị cá nhân, khí cụ, máy ảnh, điện thoại, thiết bị y tế, web, mạng xã hội… được kết nối, trao đổi và lưu trữ vào một nền tảng điện toán gắn với nhiều dịch vụ khác nhau của thành phố. Đó cũng là một thành phố “kết hợp công nghệ thông tin và truyền thông” (Information and Communication Technologies – ICT) để tổ chức, thiết kế, quy hoạch, triển khai các giải pháp mới, tiên tiến cho việc quản lý thành phố một cách mềm dẻo, bền vững, gắn với mục tiêu nâng cao đời sống của nhân dân; sử dụng công nghệ điện toán thông minh để tạo ra các thành phần và dịch vụ hạ tầng cơ bản liên kết với nhau một cách hiệu quả và tối ưu hóa hoạt động (bao gồm quản lý chính quyền, giáo dục, y tế, trật tự công cộng, bất động sản, kinh doanh, giao thông và các dịch vụ – tiện ích khác…).

Giao thông thông minh là một trong những bộ phận cấu thành cơ bản của một thành phố thông minh. Ngày nay hệ thống giao thông thông minh (ITS) đã được phát triển mạnh tại các đô thị trên thế giới. ITS giúp quản lý mạng lưới đường được hiệu quả hơn, điều khiển giao thông được linh hoạt hơn. Tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ITS đã được quan tâm đầu tư khá nhiều trong những năm gần đây và ít nhiều đã phát huy hiệu quả trong công tác quản lý điều phối giao thông, tuy nhiên việc ứng dụng ITS còn ở mức thấp, manh mún, không đồng bộ dẫn đến hiệu quả rất thấp. Câu hỏi đặt ra là vì sao lại việc ứng dụng ITS cho giao thông đô thị nước ta lại khó khăn thế, phải chăng chúng ta thiếu quyết tâm, không đủ kinh phí đầu tư đồng bộ cả phương tiện và hạ tầng? Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì gần như bó tay với tình trạng giao thông này? Trả lời câu hỏi này rõ ràng không thể một sớm một chiều làm được ngay và hiệu quả ngay với dòng xe hỗn hợp nhiều thành phần dùng chung phần đường. Đòi hỏi chúng ta phải có các các nghiên cứu chuyên sâu, hiểu rõ, cặn kẽ về bản chất dòng xe thông qua các đặc trưng cơ bản để có những tính toán, dự báo chính xác và tin cậy. Để không muốn giống như 2 đô thị kia thì Đà Nẵng cần phải triển khai ứng dụng ngay ITS trong toàn bộ các hoạt động của hệ thống giao thông đô thị là điều không thể chần chừ. Tuy nhiên vì tính chất và quy mô của việc ứng dụng ITS cho các hoạt động này nó liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội, do vậy phải đặt ra lộ trình ứng dụng theo sự phát triển của KTXH địa phương, theo sự phát triển của hệ thống GTĐT và cũng bắt đầu từ những ứng dụng đơn giản, hiệu quả sau đó sẽ phát triển hoàn thiện dần theo công nghệ mới và hiện đại trong kỷ nguyên của cách mạng công nghiệp 4.0.

II. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

2.1 Kiến trúc tổng thể ITS  

Kiến trúc tổng thể ITS gồm những bộ phận chính cấu thành của hệ thống, mối quan hệ và hoạt động tương hỗ giữa những bộ phận với nhau.

Kiến trúc tổng thể ITS nói chung hướng đến thỏa mãn 7 nhóm dịch vụ người dùng hay nói khác là mục tiêu của ITS là quản lý, điều hành, cung cấp và hỗ trợ người dùng một cách tốt nhất, tối ưu nhất và hiệu quả nhất:

(1) Quản lý và điều hành giao thông; (2) Thông tin giao thông; (3) Hỗ trợ vận tải công cộng; (4) Thanh toán điện tử; (5) Hỗ trợ hoạt động xe cứu hộ; (6) Nâng cao hiệu quả hoạt động xe thương mại; (7) Hỗ trợ lái xe an toàn.

Mỗi nhóm dịch vụ trên sẽ bao gồm nhiều dịch vụ và các dịch vụ con tương ứng. Tùy theo điều kiện cụ thể hiện tại và tương lai phát triển kinh tế xã hội gắn với phát triển hạ tầngvà nhu cầu giao thông mà tiến hành ứng dụng các dịch vụ phù hợp để đảm bảo hiệu quả sử dụng, đảm bảo lợi ích kinh tế, xã hội và các yêu cầu đối với kiến trúc ITS. Trong quá trình phát triển, dịch vụ người dùng có thể được bổ sung các dịch vụ phù hợp để hoàn thiện hệ thống. Xuất phát từ 7 nhóm dịch vụ trên mà chúng ta có mô hình kiến trúc logic và mô hình kiến trúc vật lý.

 2.1.1 Kiến trúc logic ITS:

Mô tả tất cả các chức năng hệ thống hỗ trợ dịch vụ người dùng, quan hệ tương hỗ giữa các chức năng và luồng dữ liệu giữa các khối chức năng.

Kiến trúc logic ITS được xây dựng dựa trên việc phân tích dịch vụ người dùng, xác định chức năng cụ thể chủ yếu của hệ thống, quá trình và các quá trình con… Đồng thời, tiến hành phân tích kết cấu logic của ITS và quan hệ qua lại giữa các chức năng, xác định tin tức chủ yếu trao đổi giữa các chức năng và quá trình, để có thể định nghĩa hình thức luồng dữ liệu tin tức qua lại. Kiến trúc logic ITS bao gồm:

– Xác định các chức năng chủ yếu của hệ thống;

– Các sơ đồ, lưu đồ dữ liệu thể hiện mối quan hệ giữa các chức năng để thực hiện nhiệm vụ;

– Các luồng dữ liệu logic trao đổi giữa các chức năng gồm 42 luồng.

2.1.2 Kiến trúc Vật lý ITS:

Mô tả quan hệ tương hỗ và chức năng các bộ phận trong hệ thống vật lý ITS, định nghĩa các thực thể vật lý của ITS (bao gồm các hệ thống con và đầu cuối), đặt các hệ thống con và đầu cuối hợp thành hệ thống thực tế theo các luồng kiến trúc vật lý.

Kiến trúc vật lý ITS gồm 5 Khối:

Khối trung tâm: bao gồm các hệ thống có chức năng phân tích, xử lý và cung cấp hỗ trợ thông tin cho người dùng như lái xe, cơ quan quản lý, công an, cứu hộ, y tế… và lưu trữ thông tin.

Khối thiết bị bên đường: Bao gồm các hệ thống cần thiết được lắp đặt trên đường hoặc bên đường. Các thiết bị này thực hiện chức năng thu thập, phân tích và cung cấp các thông tin liên quan đến đường cho phương tiện và người điều khiển phương tiện.

Khối phương tiện: Bao gồm các hệ thống được lắp đặt trên phương tiện nhằm kiểm soát hoạt động của phương tiện; thu thập dữ liệu liên quan đến phương tiện và thu thập, cung cấp thông tin cho người điều khiển phương tiện,

Khối người tham gia giao thông: bao gồm các hệ thống có liên quan đến người dùng được lắp đặt tại nhà, cơ quan và khu công cộng.

Khối kết nối truyền thông: làm nhiệm vụ kết nối, truyền dẫn dữ liệu.

2.2 Đề xuất Kiến trúc ITS cho thành phố Đà Nẵng

Nhìn nhận về bức tranh GTVT đô thị Đà Nẵng cùng quá trình triển khai các QH và thực tế diễn ra hằng ngày trong thời gian một vài năm gần đây, có thể nghiêm túc nói rằng GTVT Đà Nẵng hiện nay có chất lượng chưa tốt nếu như không muốn nói vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém. Nó thể hiện qua các thông số cơ bản như: tốc độ, thời gian hành trình; khả năng thông hành, năng lực hạ tầng, an toàn giao thông và mỹ quan đô thị… Những chỉ tiêu trên đều chưa đạt mà rõ nhất là xuất hiện ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên và nhiều, trật tự đi lại, dừng đỗ và văn hóa giao thông thấp.

2.2.1 Mô hình kiến trúc tổng thể giai đoạn nay đến 2020

Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đề xuất mô hình kiến trúc tổng thể giai đoạn nay đến 2020 như như sau:

image023

 Hình 1. Kiến trúc tổng thể ITS Đà Nẵng giai đoạn từ nay đến 2020

2.2.2 Quản lý và Điều hành VTHKCC

Ứng dụng ITS trong nhóm dịch vụ này là thực hiện việc hỗ trợ công tác quản lý, giám sát và điều hành hệ thống VTHKCC, hướng tới mục tiêu đa dạng và hiện đại hóa giao thông công cộng, tăng chất lượng phục vụ và sức cạnh tranh cho hệ thống giao thông công cộng. Các dịch vụ bao gồm (hình 1):

Với điều kiện của Đà Nẵng (thành phố du lịch) đề nghị bổ sung thêm dịch vụ thanh toán điện tử qua thẻ thông minh tích hợp: Phí điện tử tại các bãi đỗ xe; Phí điện tử phương tiện công cộng; Phí thuê xe đạp công cộng; Thanh toán điện tử tích hợp (du lịch thông minh).

 image025

Hình 2. Quản lý và điều hành hệ thống giao thông công cộng

 

2.2.3 Quản lý và cung cấp thông tin giao thông

Bao gồm các dịch vụ:

  • Quản lý CSDL giao thông và cảnh báo ùn tắc giao thông trên mạng lưới
  • Quản lý cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông và cảnh báo đảm bảo ATGT;

image032 

Hình 3. Quản lý và cung cấp thông tin giao thông

2.2.4 Quản lý và cung cấp thông tin giao thông tĩnh

  image039 image040

image044 image042

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.5 Hệ thống điều khiển giao thông bằng THĐ

image049

 

Hình 4. Sơ đồ hệ thống đều khiển THĐ trong mạng lưới đường

image050

Hình 5. Sơ đồ hệ thống đề xuất tại một nút giao thông và truyền thông giữa nút với máy chủ

 image052

Hình 6. Phần mềm điều khiển tín hiệu đèn mô phỏng trên Simulink

Chức năng của phần mềm:

Cung cấp dịch vụ điều khiển giao thông trên đường phố; liên đường phố và một khu vực, giúp xác định các tình huống trên đường và điều khiển giao thông phù hợp;

Cung cấp dịch vụ giám sát và điều khiển giao thông tại nút giao; điều khiển phối hợp nhiều nút giao trên trục, triển khai thực hiện việc điều khiển phối hợp tín hiệu giao thông thích nghi; bán thích nghi theo tình trạng giao thông thực;

Ngoài ra có thể cung cấp dịch vụ: 

Dịch vụ hỗ trợ xử phạt bằng hình ảnh: hỗ trợ thực hiện xử phạt bằng các hình ảnh vi phạm thu được từ các hệ thống giám sát;

Dịch vụ hỗ trợ chấp hành tốc độ giới hạn trên tuyến: cung cấp các công cụ nhằm cưỡng chế việc chấp hành tốc độ theo quy định và xử phạt phương tiện vi phạm quy định tốc độ;

Dịch vụ hỗ trợ chấp hành tín hiệu giao thông: thực hiện việc theo dõi, giám sát tín hiệu giao thông tại các nút giao và nhắc nhở, yêu cầu lái xe chấp hành;

Dịch vụ hỗ trợ đỗ xe: cung cấp thông tin quy định đỗ xe, vị trí đỗ xe và hỗ trợ xử phạt các trường hợp vi phạm quy định dừng/đỗ xe.

1. Khung tiêu chí ITS cho GTĐT Đà Nẵng

 

Dịch vụ Chức năng Thiết bị hệ thống Dân số (triệu dân)
<0.5  ≥ 0.5 & £ 1.5 > 1.5
1. Quản lý và điều hành GT 1.1. Hỗ trợ lập kế hoạch GT Hỗ trợ lập kế hoạch GT đô thị – Tổng hợp thông tin;

– Chiết xuất báo cáo, quy hoạch GT.

– TTQL & ĐHGT (khu vực, đô thị);

– HT GIS cho quản lý dữ liệu về địa lý.

Chỉ những ứng dụng rất đơn giản C C
Hỗ trợ lập kế hoạch GT vùng – TTQL & ĐHGT (tuyến, liên tuyến)
1.2. Quản lý và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng GT Hỗ trợ quản lý đường đô thị và hành lang an toàn đường đô thị – Giám sát và cảnh báo;

– Hiển thị và xử lý hình ảnh giám sát;

– Lưu trữ và quản lý dữ liệu.

TTQL & ĐHGT (tuyến, khu vực, đô thị) – HT camera giám sát

 

C C C
Hỗ trợ giám sát các điều kiện môi trường và thời tiết – Giám sát, hiển thị và xử lý thông tin môi trường;

– Cảnh báo các vấn đề về môi trường;

– Lưu trữ và hỗ trợ quản lý dữ liệu.

– HT thiết bị giám sát môi trường (Các trạm giám sát thời tiết, trung tâm kiểm soát và ITS để phản trường hợp khẩn cấp dễ dàng hơn)

 

K K C
1.3. Giám sát và điều khiển GT Giám sát và điều khiển tín hiệu GT (điều khiển GT đô thị (UTC – urban traffic control, điều khiển GT vùng (ATC – Area traffic control)) – Giám sát GT;

– Thu thập lưu lượng xe;

– Điều khiển tín hiệu GT (tốc độ, các tín hiệu hạn chế GT …)

– HT thu thập lưu lượng GT;

– HT thiết bị điều khiển GT (barier, đèn tín hiệu,.)

C

(tín hiệu thời gian cố định đơn giản)

C

(tín hiệu thời gian cố định)

C

(UTC năng động)

Báo hiệu đường bộ – Giám sát đường/hành lang an toàn;

– Giám sát GT;

– Thu thập lưu lượng xe;

– Hiển thị thông tin cảnh báo;

– Điều khiển tín hiệu GT trên tuyến (tốc độ, các tín hiệu hạn chế GT …);

– Lưu trữ dữ liệu.

– HT báo hiệu GT (VMS, đèn tín hiệu,.)
Kết nối giữa các TT quản lý, điều hành tuyến/khu vực – Giám sát hoạt động và kết nối các TT;

– Hiển thị và xử lý thông tin kết nối;

– Cảnh báo kết nối;

– Lưu trữ dữ liệu.

– HT truyền dẫn dữ liệu liên tuyến/khu vực;

– HT hiển thị, cảnh báo kết nối.

1.4. Quản lý sự cố (ùn tắc, tai nạn…) – Phát hiện và xác minh sự cố (ùn tắc, tai nạn GT…);

– Hạn chế phương tiện đi vào khu vực có sự cố.

– TTQL & ĐHGT (tuyến, khu vực, đô thị);

– HT camera giám sát.

C C C
– TT quản lý dữ liệu tai nạn;

– HT phát hiện sự cố tự động.

 

 

 

 

 

K C C
1.5. Hỗ trợ giám sát chấp hành luật GT Hỗ trợ xử phạt

bằng hình ảnh

– Giám sát GT;

– Hiển thị và xử lý hình ảnh giám sát;

– Cảnh báo và cung cấp thông tin phương tiện vi phạm.

– TTQL & ĐHGT (tuyến, khu vực, đô thị);

– HT thông tin liên lạc (VMS);

– HT camera giám sát.

 

C C C
Hỗ trợ chấp hành tốc độ giới hạn – Xác định tốc độ các phương tiện;

– Xác định và cảnh báo phương tiện vượt quá tốc độ;

– Chụp ảnh;

– Cung cấp thông tin phương tiện vi phạm

– HT xác định tốc độ phương tiện (súng bắn tốc độ) C C C
Hỗ trợ chấp hành tín hiệu GT – Giám sát GT;

– Hiển thị và xử lý hình ảnh giám sát;

– Cảnh báo và cung cấp thông tin phương tiện vi phạm.

C C C
Hỗ trợ đỗ xe đúng quy định – Cung cấp thông tin quy định đỗ xe;

– Giám sát khu vực đỗ xe;

– Hiển thị và xử lý hình ảnh giám sát;

– Cảnh báo và cung cấp thông tin phương tiện vi phạm.

– HT cung cấp thông tin đỗ xe (VMS di động) C C C
Kiểm soát tiếng ồn và mức khí xả cho phép – Đo tiếng ồn và mức khí xả;

– Cảnh báo thông tin về tiếng ồn và mức khí xả.

– HT đo tiếng ồn;

– HT đo mức khí xả;

– HT cảnh báo thông tin.

K C C
1.6. Quản lý nhu cầu GT Hỗ trợ quản lý thông tin phương tiện và thông tin người lái xe – Hỗ trợ đăng ký xe;

– Cập nhật thông tin phương tiện, thông tin người lái xe;

– Lưu trữ/chia sẻ dữ liệu, hỗ trợ báo cáo.

– TT quản lý cơ sở dữ liệu phương tiện; C C C
– HT tự động nhận diện phương tiện. K C C
Hỗ trợ công tác kiểm định phương tiện và giám sát đào tạo cấp phép bằng lái xe – Hỗ trợ thủ tục đăng kiểm;

– Giám sát quá trình đăng kiểm, đào tạo cấp phép bằng lái xe;

– Hiển thị thông tin giám sát;

– Lưu trữ dữ liệu;

– Chia sẻ thông tin đăng kiểm phương tiện.

– TT quản lý cơ sở dữ liệu thông tin đăng kiểm;

– TTQL & ĐHGT (tuyến, khu vực, đô thị);

– HT giám sát.

C C C
2. Thông tin GT 2.1. Cung cấp thông tin trước và trong khi tham gia GT – Thu thập và xử lý thông tin GT;

– Lưu trữ dữ liệu thu thập;

– Cung cấp thông tin.

– HT thu thập và cung cấp thông tin GT; K C C
2.2. Dịch vụ dẫn đường – Thu thập và hiển thị thông tin thực;

– Cập nhật bản đồ;

– Hỗ trợ tìm kiếm;

– Xác định tuyến và tính toán khoảng cách;

– Chỉ đường.

– HT chỉ đường (liên lạc trực tiếp, qua VMS, trực tiếp hiển thị màn hình trên xe) K K C
3. Hỗ trợ hoạt động

cứu hộ

3.1. Báo hiệu cấp cứu Báo hiệu tai nạn cho TT cấp cứu – Giám sát hoạt động phương tiện;

– Xác định tai nạn;

– Truyền tín hiệu thông báo tai nạn cho TT cấp cứu;

– Xác nhận thông tin tai nạn;

– Điều hành đội xe cứu hộ.

– TTQL & ĐHGT (tuyến, khu vực, đô thị)/TT cứu hộ GT;

– HT thông tin liên lạc.

– HT thiết bị giám sát trên xe;

– Bộ xử lý xác nhận thông tin tai nạn trên xe;

-Thiết bị truyền tín hiệu cảnh báo tai nạn.

K C C
Xác nhận sự cố và cảnh báo tai nạn – Giám sát GT;

– Hiển thị hình ảnh giám sát;

– Xử lý dữ liệu;

– Cảnh báo tai nạn tại TT;

– Cảnh báo tai nạn cho các phương tiện trên đường;

– Xác nhận thông tin sự cố từ tổng đài điện thoại;

– Kết nối thông tin với TT cấp cứu.

 

 

 

– HT camera giám sát;

– HT radio;

– HT biển báo điện tử;

– HT kết nối xe – xe, xe – đường.

K C C
3.2. Điều hành hoạt động xe cứu hộ Hỗ trợ quản lý đội xe cứu hộ – Hỗ trợ quản lý thông tin đội xe cứu hộ;

– Cập nhật tình trạng đoàn xe cứu hộ.

– TTQL & ĐHGT (tuyến, khu vực, đô thị)/TT cứu hộ GT

 

– HT thông tin liên lạc

– HT quản lý đoàn xe trực tuyến FMS

 

K C C
Dẫn đường xe cứu hộ – Thu thập thông tin GT;

– Giám sát, định vị xe cứu hộ;

– Điều hành, dẫn hướng hoạt động xe cứu hộ;

– Hỗ trợ hoạt động cứu hộ.

– HT thu thập thông tin giao thông

– HT định vị phương tiện

– HT thông tin liên lạc

K C C
Điều khiển tín hiệu ưu tiên xe cấp cứu – Thu thập thông tin GT thực;

– Giám sát, định vị xe cứu hộ;

– Điều khiển tín hiệu ưu tiên cho xe cứu hộ.

– HT thu thập thông tin GT

– HT định vị phương tiện

K C C
4. Hỗ trợ vận tải công cộng (xe khách, xe buýt, tàu điện, taxi,..) 4.1. Hỗ trợ quản lý vận tải công cộng – Hỗ trợ các hoạt động quản lý vận tải công cộng;

– Quản lý, lưu trữ thông tin vận tải công cộng

– Hỗ trợ lập kế hoạch, báo cáo.

– TT quản lý điều hành GTCC K C C
4.2. Giám sát phương tiện GTCC – Định vị phương tiện GTCC;

– Giám sát hành trình, tốc độ phương tiện công cộng;

– Giám sát an ninh;

– Giám sát điểm dừng đỗ, bãi, bến;

– Hiển thị thông tin giám sát;

– Xử lý thông tin;

– HT thiết bị định vị

– HT camera giám sát

K C C
4.3. Điều hành GTCC – Quản lý thông tin các phương tiện công cộng;

– Giám sát hành trình các phương tiện công cộng;

– Thu thập thông tin GTCC;

– Điều hành hoạt động các phương tiện GTCC.

– HT giám sát hành trình

– HT thu thập thông tin giao

thông

– HT thông tin liên lạc

K C C
4.4. Điều khiển ưu tiên phương tiện công cộng – Thu thập thông tin GT;

– Giám sát hành trình phương tiện GT;

– Điều khiển tín hiệu ưu tiên GTCC;

– HT thu thập thông tin GT;

– HT giám sát hành trình

– TT quản lý điều hành GT (tuyến, khu vực, đô thị)

K C C
4.5. Cung cấp thông tin thời gian thực vị trí phương tiện công cộng – Định vị phương tiện GTCC;

– Tính toán khoảng cách phương tiện công cộng đến

điểm dừng đỗ;

– Hiển thị thông tin thời gian thực.

– HT định vị phương tiện công cộng

– HT thiết bị hiển thị thông tin thời gian thực

K C C
5. Thanh toán điện tử 5.1. Thanh toán điện tử tại các trạm thu phí trên đường – Phát hành thẻ thanh toán/thiết bị thu phí trên xe;

– Quản lý hoạt động thẻ thanh toán/thiết bị thu phí trên xe;

– Tự động kết nối, giữa xe – trạm thu phí;

– Kiểm tra, xác nhận thông tin phương tiện;

– Tự động tính phí;

– Báo hiệu, xử lý vi phạm;

– Giám sát HT;

– Trao đổi thông tin thu phí.

– TT thanh toán điện tử (tuyến,

khu vực, đô thị, liên tuyến)

– HT thiết bị thu phí điện tử trên

xe;

– Thẻ thanh toán;

– HT thiết bị thu phí trên trạm

thu phí, bãi đỗ xe bến phà,…

– HT giám sát

K C C
5.2. Thanh toán điện tử tại các bãi đỗ xe
5.3. Thanh toán điện tử vận tải công cộng

 

– Phát hành thẻ thanh toán;

– Quản lý hoạt động thẻ thanh toán;

– Tự động thu phí;

– Báo hiệu, xử lý vi phạm;

– Trao đổi thông tin thu phí

5.4. Thanh toán điện tử tích hợp (Thẻ Du lịch TM) – Tính hợp các HT thanh toán – HT tích hợp công nghệ thanh

toán

K K C
   
6. Hỗ trợ lái xe an toàn 6.1. Cung cấp thông tin

cho lái xe

– Thu thập, cung cấp thông tin cho lái xe;

– Kết nối xe – xe, xe – đường

– HT camera giám sát trên xe

– HT kết nối xe – xe, xe – đường

K C C
6.2. Cảnh báo nguy hiểm Cảnh báo nguy

hiểm từ phía trước và sau xe

– Giám sát (trước, sau, hai bên xe, môi trường xung quanh);

– Xử lý thông tin giám sát;

– Cảnh báo nguy hiểm;

– Hỗ trợ xử lý nguy hiểm;

– Kết nối xe – xe, xe – đường.

– HT cảnh báo trên xe

– HT hỗ trợ xử lý tình huống trên xe

– HT kết nối xe – xe, xe – đường

 

K C C
Cảnh báo nguy

hiểm hai bên xe

Cảnh báo nguy

hiểm tại các nút GT

Cảnh báo nguy

hiểm từ xa

– Giám sát xe/lái xe/tình trạng mặt đường;

– Xử lý thông tin giám sát;

– Cảnh báo nguy hiểm;

– Hỗ trợ xử lý;

– Lưu trữ dữ liệu.

Cảnh báo

tình trạng xe

Cảnh báo tình

trạng lái xe

Cảnh báo tình

trạng mặt đường

6.3. Hỗ trợ lái xe Hỗ trợ hệ

thống phanh

– Giám sát hoạt động phương tiện;

– xử lý thông tin giám sát;

– Hỗ trợ hoạt động quá trình phanh/quá trình lái xe

– HT giám sát trên xe;

– HT hỗ trợ xử lý tình huống trên xe.

K C C
Hỗ trợ hệ

thống lái

Thích ứng tốc

độ thông minh

– Cập nhật thông tin giới hạn tốc độ mạng lưới đường;

– Định vị phương tiện;

– Xác định tốc độ giới hạn tuyến và nhắc nhở.

– HT kết nối trực tuyến trên xe

– HT định vị

– HT xử lý trên xe

– HT hỗ trợ chấp hành tốc độ giới hạn

K C C
Hỗ trợ quan sát Hỗ trợ quan sát – HT thiết bị hỗ trợ quan sát (đèn chiếu sáng, camera quan sát ban đêm, quan sát trong mưa) K C C
An toàn bị động (bảo vệ lái xe và hành khách khi xảy ra tai nạn) – Giám sát hoạt động phương tiện;

– Xử lý thông tin giám sát;

– Bảo vệ lái xe, hành khách khi có tai nạn.

– HT an toàn bị động K C C
6.4. Lái xe tự động – Hỗ trợ hoạt động quá trình lái xe.

– Định vị phương tiện.

– Tự động dừng đỗ xe tại các bãi đỗ

– HT lái xe tự động K C C

2. Kết luận:
Việc nghiên cứu ứng dụng ITS cho hệ thống GTĐT là vô cùng cấp bách trong bối cảnh hiện nay của thành phố, tuy nhiên chúng ta cũng không thể cùng lúc ứng dụng ngay với đầy đủ cả 6 nhóm tiêu chí bởi đòi hỏi khối lượng công việc rất lớn cả về học thuật (nghiên cứu ứng dụng) đi cùng với các chính sách phát triển đồng bộ trong hệ thống 9 chữ E. (on 9E integrated solutions: Engineering, Education, Enforcement, Evaluation, Environment, Electronic, Encouragement, Emergency, Economic).

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1]. Phan Cao Thọ, Trần Thị Phương Anh, Hoàng Trung Thành, Phan Mai Trung, Xây dựng hệ thống cảnh báo ùn tắc và tai nạn giao thông trong đô thị Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ ĐHĐN số 7(104).2016, trang 42-45

[2]. Phan Cao Thọ, Phạm Ngọc Phương, Trần Văn Tỵ, Giải pháp hoàn thiện phương pháp điều khiển giao thông trên nút ở đô thị Việt NamTạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số: 6(23), Năm 2008.

[3]. Phan Cao Thọ, Trần Hoàng Vũ, ThS Ngô Thị Mỵ, ThS Trần Thị Phương Anh, KS Hoàng Bá Đại Nghĩa, Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cảnh báo tai nạn giao thông trên quốc lộ 1A đoạn Đà Nẵng đi Quảng Nam-Quảng Ngãi, năm 2016.

[4]. Phan Cao Thọ (2017), Nghiên cứu ứng dụng hệ thống giao thông thông minh trong hoạt động quản lý giao thông ở một số đô thị lớn Miền Trung Việt Nam, Thuyết minh đề cương đề tài KHCN cấp Bộ CNTT-02.

[5] Phan Cao Tho, Tran Hoang Vu (2016), Development of Warning System for Intelligent Transport Systems in the Road Traffic Network Passing Through the Central Provinces of Viet Nam, International Journal of Engineering Research & Technology (IJERT). No: Volume. 5, Issue. 09, ISSN: 2278-0181. Pages: 31-36. Year 2016.

[6]. Introduction to Intelligient Transportation Systems – China Communication Press, 2008.

[7] Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit (GTZ), Intelligient Transportation Systems 2009

[8]. Development and Deployment of Standards for Intelligent Transportation Systems – Special report 280, Transportation Research Board Of The National Academies.

[9]. Intelligent Transport Systems Technology Action Plan 2014-18, Transport in the digital age, May 2014.

[10]. Stephen Ezell, Explaining international it application leadership: Intelligent Transportation Systems, January 2010.

[11]. Randy L. Haupt, Sue Ellen Haupt (2004), Practical Genetic Algorithms, John Wiley & Sons Inc., Canada

[12] ISO  14813-1:2015, Intelligent transport systems – Reference model  architecture (s) for  the  ITS sector – Part 1: ITS service domains, service groups and services.

Các tác giả:

  • TS Phan Cao Thọ, Hiệu trưởng trường ĐHSPKT- ĐH Đà Nẵng, PCT Hội KHKT Cầu đường TP Đà Nẵng.
  • TS. Trần Hoàng Vũ, ThS Hoàng Bá Đại Nghĩa, ThS Cao Thị Xuân Mỹ, ThS. NCS Phạm Duy Dưỡng – Trường ĐHSPKT – ĐH Đà Nẵng,
  • ThS Trần Thị Phương Anh, Trường ĐHBK – ĐH Đà Nẵng,
  • ThS Nguyễn Văn Đăng, Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng
  • TS Phan Lê Vũ, Sở GTVT Đà Nẵng.