Thiết kế bền vững đã và đang là tôn chỉ tối quan trọng trong ngành xây dựng kiến trúc hiện tại và tương lai nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tận dụng các nguồn năng lượng mới, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong các hoạt động thường ngày, cải thiện chất lượng môi trường sống.
Hiện tại trên thế giới đã có rất nhiều hệ thống được thiết lập nhằm đánh giá độ bền vững, khả năng hòa nhập vào môi trường xung quanh, cũng như hiệu năng sử dụng năng lượng của công trình nhằm đưa ra các hình mẫu về thiết kế bền vững, cũng như đưa ra một lộ trình phát triển cho hệ thống tiêu chuẩn cho công trình xanh để ngày càng những tiêu chí này đi sâu hơn vào đời sống thường ngày.
Có vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại, các trường đại học cần là những người đi đầu trong công tác tuyên truyền những giá trị thời đại (những giá trị mà đã được cả thế giới khoa học công nhận nhưng vẫn mới chỉ manh nha trong cuộc sống thường ngày) nhằm đóng vai trò định hình tương lai. Thêm vào đó, họ có khả năng tạo nên một nhận thức chung cho xã hội về việc làm thế nào tính bền vững có thể tích hợp vào cuộc sống người dân mọi lúc mọi nơi.
Một cơ quan giáo dục bậc cao muốn đạt được tính bền vững thì các hoạt động thiết yếu cần bao hàm những yếu tố về môi trường trong sạch, công bằng xã hội, hiệu quả kinh tế, và các yếu tố này cần được thể hiện tương lai tiếp nối. Một trường đại học thật sự bền vững cần nhấn mạnh những khái niệm này trong chương trình giảng dạy và nghiên cứu, chuẩn bị cho sinh viên trở thành những công dân năng động trong việc xây dựng nên một môi trường trong sạch và xã hội công bằng. Cơ sở trường đại học đóng vai trò như một cộng đồng bền vững, thể hiện qua việc tiêu thụ năng lượng và thực phẩm một cách có trách nhiệm, hành xử với những nhân tố nằm bên trong một cách tôn trọng, và hỗ trợ phát triển những giá trị này tại các khu vực xung quanh.
Giáo dục tính bền vững, nhằm trang bị cho sinh viên một sự thấu hiểu – nhận thức về quyền công dân đối với môi trường và xã hội, đồng thời với kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc làm việc hiểu quả với tính bền vững. Giáo dục tính bền vững là một quá trình học tập lâu dài làm nên một công dân được trang bị các kỹ năng giải quyết vấn đề một cách khoa học. Tính bền vững trong nghiên cứu bao gồm cả đào tạo và liên kết những ý tưởng mới nhằm thúc đẩy xã hội kiến tạo nên một tương lai bền vững. Tính bền vững trong hoạt động học thuật bao gồm giảm thiểu những “dấu chân sinh thái” (footprint) của chúng ta.
Thiết kế khuôn viên đại học là một quá trình quy hoạch chi tiết. Nó bao gồm việc bố trí một cách chiến lược các tòa nhà, lối đi, các khu phố, khu trung tâm cảnh quan, không gian giao tiếp xã hội, không gian xanh, hướng tiếp cận cũng như các khu vực dự trù phát triển cho tương lai. Thiết kế khuôn viên là công việc sắp xếp cả cảnh quan nhân tạo lẫn tự nhiên. Một phương án quy hoạch khuôn viên đại học thành công là kiến tạo được một không gian đảm bảo công năng cũng như môi trường bền vững đáp ứng những nhu cầu phong phú của một cơ sở có tính hàn lâm.
Không gian xanh đóng vai trò thiết yếu trong việc thiết kế khuôn viên. Nó bao gồm khu vực cây xanh tự nhiên đã được bố trí phù hợp với cảnh quan thực địa. Những không gian xanh tạo nên sự đa dạng sinh thái và gìn giữ môi trường. Công việc bao gồm quản lý hiệu quả những không gian này, nhằm duy trì sự đa dạng sinh học và tính hấp dẫn về thị giác.
Một trong những thách thức trong việc phát triển bền vững là mở rộng những công trình bên trong khu vực khuôn viên hiện có, tách biệt khỏi những khu vực cây xanh mới xuất hiện. Chúng ta có thể phát triển một cách “nội suy”, có nghĩa là việc phát triển xảy ra phía trong khu vực đang tồn tại. Cụ thể hơn, ý niệm này sẽ giảm thiểu việc sử dụng xe cộ và dịch vụ. Chính vì vậy, mọi người có thể sử dụng những chức năng có sẵn và tránh việc mở rộng ra những khu vực mới. Một vài chuyên gia cũng khuyến khích việc phát triển những khu vực đang hiện hữu (nội suy) hơn là phát triển những khu vực mới nhằm giảm tải cho những hệ thống giao thông vận tải. Khoảng cách giữa các điểm sẽ ngắn hơn và nhu cầu đi lái xe cũng được giảm thiểu.
Một vài ví dụ đã chứng minh rằng việc phát huy quy hoạch gói gọn có khả năng thúc đẩy tính bền vững. Phát triển quy hoạch gói gọn không chỉ cung cấp một vài lợi thế về mặt môi trường mà còn gây dựng sự kiến tạo một đời sống xã hội lành mạnh và giảm thiểu những vấn đề kinh tế. Sau đây là một vài lợi thế của việc quy hoạch phát triển gói gọn:
-Giảm thiểu việc sử dụng đất;
-Giảm thiểu việc sử dụng thuộc vào xe cộ;
-Giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên và phát thải ô nhiễm;
-Khuyến khích sử dụng các phương tiện công cộng, đi bộ và đạp xe;
-Một lối tiếp cận tốt hơn với các khối chức năng và dịch vụ;
-Hạ tầng và chức năng được điều phối hiệu quả;
-Tái phát triển những chức năng hiện hữu.
Một nguyên tắc được gọi là “môi trường tổng thể” có tiềm năng cung cấp một cuộc sống đại học bền vững. Nguyên tắc này viện dẫn đến việc triển diễn một hệ thống phân bổ không gian đa chức năng. Nó diễn tả sự kiến tạo một khu vực bao gồm nhà ở, hàn lâm, công việc, các khu chức năng, không gian xã hội trong cùng một không gian. Vậy một cộng đồng sống tốt có thể đạt được trong mỗi khoảng cách nhỏ, giá thành được giảm thiểu và đời sống tự nhiên được nâng cao.
Tại Việt Nam hiện có rất nhiều trường Đại học được cải tạo và xây mới. Từ Bắc tới Nam, các dự án thiết kế kiến trúc cũng như quy hoạch khuôn viên đang diễn ra hết sức nhộn nhịp. Cụ thể dự án quy hoạch Đại học FPT tại Đà Nẵng do tư vấn SOM (New York) thiết kế, dự án thiết kế Đại học FPT tại Hòa Lạc do công ty Võ Trọng Nghĩa chủ trì, hay dự án quy hoạch Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Phương Nam tại Đồng Nai do Robert Kirby điều hành…Tất cả đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi xu hướng bền vững đang nổi lên trên toàn thế giới. Cho thấy đây đang là giai đoạn quan trọng trong tiến trình phát triển các trường Đại học tại Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
– Toward a Sustainable Campus Comparison of the Physical Development Planning of Research University Campuses in Malaysia; Journal of Sustainable Development – Vol.4, No.4; August 2011
– Sustainable Transportation on the University Campus overcoming barriers and developing strategies for success. Angela Garvey – Laura Gossell – David Zhai
– Exploring Sustainability in Campus Design and Greenspace: Lessons from Leading Universities
Đoàn Anh Tuấn
ĐTPT/ số 68-69