Home / QUY HOẠCH / Tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị Thành phố Đà Nẵng

Tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị Thành phố Đà Nẵng

Tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị Thành phố Đà Nẵng

“Không gian sinh hoạt cộng đồng là một yếu tố hết sức quan trọng và không thể thiếu trong các đô thị. Đấy là nơi để cư dân trong đô thị hay một cộng đồng dân cư gặp gỡ, giao lưu, vui chơi, sinh hoạt tạo nên các quan hệ xã hội”

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay, nền kinh tế nước ta không ngừng lớn mạnh, đất nước ta thực sự đã gặt hái được nhiều thành quả quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội và đang là một trong những quốc gia có sự phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân cao.

Trong bối cảnh chung ấy, thành phố Đà Nẵng nổi lên là một đô thị thuộc vào loại năng động nhất trong cả nước. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, bộ mặt đô thị thành phố Đà Nẵng có những đổi thay không ngừng. Ngày nay, đi dạo trên thành phố Đà Nẵng, chúng ta có thể nhận thấy cảnh quan kiến trúc đô thị thay đổi theo hướng hiện đại, văn minh, khang trang và sạch sẽ.

Bên cạnh đấy, thành phố Đà Nẵng cũng đứng trước các yêu cầu của việc phát triển đô thị hiện đại đó là: phát triển bền vững, đô thị xanh, đô thị sinh thái, đô thị thân thiện, đô thị sáng tạo, đô thị đa dạng… Trong đó, việc tổ chức một đô thị xanh, đô thị thân thiện với những không gian sinh hoạt cộng đồng (SHCĐ) sinh động, hiệu quả đạt chất lượng cao là một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay đối với Đà Nẵng

  1. Không gian sinh hoạt cộng đồng trong các đô thị hiện đại

     Phân chia không gian sinh hoạt cộng đồng theo cấu trúc tầng bậc.

– Cấp thành phố: Đây là các quảng trường đô thị, không gian mở đô thị, không gian mở trước các công trình công cộng cấp đô thị như: trung tâm thương mại, nhà hát, tượng đài… Ở các quốc gia Châu Âu các không gian này được nghiên cứu tổ chức rất tốt với nhiều hoạt động sinh động hấp dẫn như: vẽ tranh, bán tranh nghệ thuật, làm tượng, biểu tượng, biểu diễn âm nhạc….

– Cấp khu vực: Đây là các không gian mở trước các công trình cấp khu vực, các công viên cấp khu vực. Tại các không gian này thường là nơi tắm nắng vui chơi dã ngoại của cả gia đình, nơi thư giãn, tập thể dục của người già. Các không gian này thường là bãi cỏ lớn kết hợp với cây xanh và chỗ trẻ em vui đùa.

– Cấp khu ở, đơn vị ở: Trong các khu ở, đơn vị ở luôn có các không gian mở, các mảng cây xanh phục vụ cho dân cư trong chính khu ở, đơn vị đó. Đây là hoạt động sinh hoạt cộng đồng diễn ra thường xuyên nhất. Quan hệ xã hội của các dân cư trong khu ở cũng diễn ra nhiều nhất tại các không gian này… Đây cũng có thể là không gian trước, sau hay bên trong các khu chung cư.

      Phân chia không gian sinh hoạt cộng đồng theo lứa tuổi:

– Thiếu nhi: Đây là các khu vực vui chơi của thiếu nhi trong khu ở, trong các công viên cây xanh. Các không gian này thường được bố trí các trò chơi vui nhộn, hiếu động phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi.

– Thanh niên: Nhu cầu vui chơi, sinh hoạt cộng đồng của lứa tuổi thanh niên trong các đô thị hiện đại là rất lớn. Thanh niên đến các không gian này để vui chơi, ăn uống, học tập, tắm nắng, sinh hoạt tập thể… Đa số các hoạt động sinh hoạt cộng đồng tại các không gian công cộng là thanh niên.

– Trung niên, người lớn tuổi: Đây thường là các câu lạc bộ, hội, sân bãi thể dục thể thao. Các không gian này thường bố trí trong các công viên, khu cây xanh trong đơn  vị ở nơi có sự yên tĩnh và tránh xa các trục giao thông chính.

Cong-vien-bien-dong-noi-tieng-cua-da-nang-3_opt

                       Không gian sinh hoạt cộng đồng tại Công viên biển Đông.

2. Không gian sinh hoạt cộng đồng tại thành phố Đà Nẵng

      Các phong tục tập quán có ảnh hưởng đến tổ chức không gian SHCĐ

Vùng đất Đà Nẵng vốn giàu truyền thống văn hóa và bề dày lịch sử. Nơi đây đã sinh ra nhiều nhà văn hóa lớn và kho tàng văn hóa dân gian phong phú, nhiều làn điệu dân ca, bài chòi, hò khoan, cho thuyền, các điệu lý, ru con, gi gạo, nĩi vè… mang đậm nét văn hóa riêng miền Nam Trung Bộ. Các lễ hội truyền thống đặc trưng tại thành phố Đà Nẵng, đó là: Lễ hội Quan Thế Âm – Ngũ Hành Sơn, Lễ hội Cá Ông…

Trong những ngày hội, lễ Tết, ngày kỷ niệm, người dân thành phố đổ ra các không gian công cộng rất đông đúc, nhiều hoạt động giao lưu diễn ra tại các không gian SHCĐ này.

Có một thói quen rất “dễ thương” của người thành phố, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên là đi “dạo phố” vào các đêm hè. “Dạo phố” tức là thay vì đến các quán xá đắt đỏ, tụ điểm văn hóa ca nhạc lớn, thanh niên đạp xe hoặc lái xe máy dạo trên các trục đường cảnh quan chính như: Bạch Đằng, Hùng Vương, Lê Duẩn, Trần Phú… rồi  dựng lại ở các không gian mở trên các trục đường này để hóng mát, ngắm cảnh hay ăn uống tại quán xá bình dân trên các trục đường này. Có được thói quen này, phần nào cũng nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi ở nơi đây đó là những con đường bờ biển, đường ven sông dài và đẹp, bên cạnh đó là môi trường trong lành của thành phố, không có khói bụi, kẹt xe như ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… nơi mà việc di chuyển trên đường là một nỗi khó nhọc không còn đâu là hứng thú cho việc ngắm cảnh thưởng ngoạn.

     Không gian sinh hoạt cộng đồng tại các khu vực cộng đồng.

Nhìn chung, thành phố Đà Nẵng hiện nay các không gian sinh hoạt cộng đồng ở các khu vực công cộng không thiếu về số lượng như: không gian cảnh quan phía bờ Tây sông Hàn, không gian quảng trường trước Trung tâm triển lãm đường Hùng Vương… tuy nhiên về chất lượng và hiệu quả hoạt động của các không gian này có nhiều điều phải bàn.

– Không gian cảnh quan phía bờ Tây sông Hàn: Đây là trục đường mới được đầu tư xây dựng và khá thành công về mặt cảnh quan đô thị. Nơi đây, trước đây là một đường phố cũ, cảnh quan không có giá trị và có không ít vấn đề về mặt môi trường và xã hội. Giờ đây đã là một không gian ấn tượng ven sông Hàn, đem lại một cảm giác mới lạ và hấp dẫn cho thành phố Đà Nẵng.

Tuy nhiên, tại đây do còn thiếu cây xanh và các công trình kiến trúc cho các hoạt động sinh hoạt của người dân như: vẽ tranh, trưng bày nghệ thuật, biểu diễn âm nhạc v.v… mà chỉ đơn thuần là một không gian hóng gió, ngắm cảnh.

– Không gian quảng trường trước Trung tâm triển lm đường Hùng Vương:

So với các không gian sinh hoạt cộng đồng khác trong thành phố Đà Nẵng thì khu vực này có thâm niên nhất do nằm trên trục phố cũ, trước nhà hát Trưng Vương và Trung tâm triển lãm.

– Không gian quảng trường biển cuối đường biển Phạm Văn Đồng:

Đây là công trình mới được đầu tư xây dựng gần đây, có một vị trí đẹp, nằm cuối đường Phạm Văn Đồng. Khu vực này là một quảng trường rất có giá trị cho người dân trong những trong những ngày hè, là nơi diễn ra nhiều hoạt động gắn với biển. Tuy nhiên, tại quảng trường cây xanh còn quá ít, độ che phủ thấp nên quảng trường bị nhiều nắng nóng và bức xạ nhiệt, do đó công suất hoạt động còn thấp chỉ vào những giờ chiều tối. Bên cạnh đó, không gian quảng trường còn đơn điệu, thiếu sự thay đổi về chiều cao cốt nền và các công trình kiến trúc nhỏ.

     Không gian sinh hoạt cộng đồng trong các cộng đồng dân cư hiện hữu và khu xây dựng mới

– Các khu dân cư hiện hữu:

Thành phố Đà Nẵng hiện nay có 5 khu đô thị: khu đô thị cũ, khu đô thị Tây Bắc, khu đô thị Tây Nam, khu đô thị quận Sơn Trà, khu đô thị quận Ngũ Hành Sơn. Trong đó, các khu dân cư hiện hữu chủ yếu tập trung tại các khu đô thị cũ. Đây là khu vực có mật độ dân số cao, bề dày lịch sử phát triển và có quan hệ hàng xóm rất mật thiết. Nơi đây tồn tại khá nhiều các con hẻm nhỏ, chiều ngang rất hẹp, quanh co, rất khó khăn trong di chuyển. Cách đây khoảng 10-15 năm, trong các dân cư hiện hữu này vẫn còn rất nhiều đất trồng, các vườn cây của các nhà dân. Những khu vực này, nếu như trước đây chính là không gian sinh hoạt cộng đồng cho người dân khu vực, đặc biệt cho trẻ con trong xóm với các trò chơi dân gian đầy màu sắc thì ngày nay quá trình đô thị hóa đã biến các khu đất này thành các nhà ở, công trình kiến trúc dẫn đến các sinh hoạt cộng đồng trong thôn xóm cũng hầu như biến mất. Thay vào đó, thanh niên gặp gỡ nhau ở các quán cà phê, trẻ con vui chơi trên các đường phố giao thông. Vì thế, các không gian này đã bị lụi tàn và hầu như biến mất.

– Các khu dân cư xây dựng mới:

Các khu dân cư mới hiện nay ở Đà Nẵng hầu hết đều đang được thực hiện theo đúng quy hoạch chi tiết được duyệt. Trong đó các khu cây xanh đô thị, cây xanh khu ở, đơn vị ở, không gian mở đảm bảo theo đúng chỉ tiêu quy chuẩn hiện hành. Tuy nhiên, vì đây là các khu dân cư xây dựng mới đang trong quá trình hình thành nên các không gian cây xanh, không gian mở chưa được đầu tư xây dựng đúng yêu cầu. Bên cạnh đó, dân cư trong các khu dân cư xây dựng mới này là khu dân cư mới hình thnh hoặc dân cư tái định cư nhưng cũng bị xáo trộn nên quan hệ hàng xóm, láng giềng cộng đồng dân cư cịn ít chặt chẽ. Các khu dân cư này, mặc dù là được đầu tư xây dựng mới tươm tất nhưng sự sống động, nhộn nhịp lại không bằng các khu dân cư trong đô thị cũ. Vì vậy, các hoạt động sinh hoạt cộng đồng dân cư trong khu vực mà nếu con người dân tham gia sinh hoạt ở các không gian sinh hoạt ở các cộng đồng lớn hơn, đó là các không gian sinh hoạt cộng đồng là các không gian công cộng cấp thành phố như: công viên thành phố, quảng trường thành phố….

3. Nâng cấp và tạo thêm nhiều không gian sinh hoạt cộng đồng – một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo ra nét đặc trưng cho thành phố Đà Nẵng

– Các yêu cầu đối với việc xây dựng không gian sinh hoạt cộng đồng:

– Tạo lập không gian sinh hoạt cộng đồng thân thiện: Không gian sinh hoạt cộng đồng là nơi thu hút người dân trong đô thị hay dân cư trong một cộng đồng vì thế không gian kiến trúc nơi đây phải gần gũi, thân thiện, tránh việc sử dụng các hình khối kiến trúc nặng nề gây áp chế thể hiện quyền uy.

– Đưa các hoạt động vào các không gian sinh hoạt cộng đồng: Người dân đô thị đến các không gian này chỉ để ngắm cảnh mà cái chính là để vui chơi, sinh hoạt, vì thế, việc tổ chức các không gian này không phải ở việc tươm tất gọn gang mà là tổ chức các hoạt động của con người. Đưa vào các không gian ấy các hoạt động đầy màu sắc như: triễn lãm tranh ảnh, chiếu sáng nghệ thuật, trưng bày nghệ thuật sắp đặt, biểu diễn âm nhạc v.v…

Nâng cao và tạo thêm nhiều không gian sinh hoạt cộng đồng tại thành phố Đà Nẵng

– Nâng cao các không gian SHCĐ hiện hữu:

Cần nâng cấp cải tạo các không gian SHCĐ hiện hữu, nhất là không gian quảng trường trước Trung tân triển lãm đường Hùng Vương. Đây là không gian rất có giá trị lạ nằm sâu trong đô thị cũ, ấm cúng là nơi thuận tiện cho sinh hoạt của người dân trong những ngày mùa đông.

Đối với các khu dân cư hiện hữu cần phải nghiên cứu tổ chức các sân chơi cho trẻ em, tránh việc trẻ em phải ra vui chơi trên các đường phố rất nguy hiểm do xe cộ lưu thông qua lại.

– Xây dựng thêm các không gian SHCĐ cho các khu dân cư mới:

Bên cạnh việc chỉnh trang nâng cấp các không gian SHCĐ hiện hữu, thành phố Đà Nẵng cần đầu tư xây dựng thêm các không gian SHCĐ tại các khu vực dân cư xây mới hình thành. Các không gian SHCĐ này sẽ góp phần vào việc tạo nên sự gắn kết giữa các cư dân trong khu vực và sự nhộn nhịp, sinh động của các khu phố mới.

Tạo nét đặc trưng cho không gian sinh hoạt cộng đồng thành phố Đà Nẵng

– Xây dựng không gian quảng trường biển:

Thành phố Đà Nẵng có đường biển dài gần như toàn chiều dài thành phố Đà Nẵng. Vì thế, cần tổ chức nhiều hơn nữa các quảng trường gắn kết với các hoạt động của biển. Các quảng trường này có thể kết hợp biểu diễn nhạc nước, chiếu sáng nghệ thuật v.v… tạo ra nét đặc trưng riêng cho thành phố Đà Nẵng.

– Xây dựng không gian lễ hội truyền thống.

Thành phố Đà Nẵng vốn có nhiều lễ hội truyền thống, các làng nghề truyền thông, do vậy cũng cần xây dựng các quảng trường lễ hội để thu hút khách du lịch cũng như để duy trì nét đặc trưng của lễ hội này.

– Xây dựng các không gian phù hợp với điều kiện khí hậu Tp. Đà Nẵng

Khí hậu thành phố Đà Nẵng vốn khắc nghiệt, gió bão, mưa nắng thất thường, các không gian SHCĐ hiện nay hầu như chỉ hoạt động vào những ngày hè hay những ngày trời đẹp, còn những ngày mà đông người dân hầu như không ra không gian này. Do vậy, cần nghiên cứu tổ chức các không gian SHCĐ ấm cúng nằm sâu trong đô thị hơn là việc đem tất cả ra bờ sông, bờ biển. Bên cạnh đó cũng cần nghiên cứu các giải pháp kiến trúc che chắc phù hợp với điều kiện khí hậu để người dân có nơi sinh hoạt quanh năm.

Tóm lại, việc xây dựng không gian SHCĐ đạt chất lượng cao tại một đô thị như thành phố Đà Nẵng không phải là điều dễ dàng và một sớm có chiều có thể làm được ngay. Tuy nhiên, với những tiềm năng tự nhiên, ưu thế sẵn có cũng như năng lực tốt trong quản lý đô thị hiện nay, chúng tôi tin tưởng một ngày không xa thành phố Đà Nẵng sẽ xây dựng được các không gian SHCĐ có giá trị và mang đặc trưng riêng của thành phố.

                                                                                                   KTS. Trương Song Trương                                                                                                            Số 28 ĐT&PT

 

 

Check Also

Mot-Goc-Do-Thi-Nui-T

TIÊU CHÍ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM QUY HOẠCH XÂY DỰNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM

TIÊU CHÍ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM QUY HOẠCH XÂY DỰNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN …

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *