Home / VẤN ĐỀ HÔM NAY / HÀNH TINH NHỮNG NỖI ĐAU CÒN LẠI

HÀNH TINH NHỮNG NỖI ĐAU CÒN LẠI

Thế kỷ XXI, thế giới đang đứng trước nguy cơ về môi trường sinh thái và mất cân bằng tự nhiên bởi chính con người gây ra, Tổ chức môi trường LHQ đã lên tiếng cảnh báo về những tổn thương đối với các hành tinh và kêu gọi các quốc gia hãy cùng nhau hàn gắn nhanh chóng những vết thương đang có xu hướng tồi tệ ngay từ bây giờ. Dưới đây là 10 nguy cơ tiêu biểu và đáng ngại nhất mà con người cần phải khắc phục.

  1. Nguy cơ thoái hóa mặt đất

hạn mặn 2Mặc dù ít được mọi người quan tâm đến như tình trạng nóng lên của bầu khí quyển cũng như vấn đề ô nhiễm không khí, nhưng hiện trạng nguy cơ thoái hóa mặt đất là mối đe dọa không nhỏ đối với sự sống con người. Độ màu mỡ phì nhiêu của hệ thống đất canh tác ở 110 quốc gia nông nghiệp hàng đầu thế giới với hơn 1 tỷ người tập trung chủ yếu ở châu Á, Phi và Mỹ La tinh đã bị giảm đi một cách đáng lo ngại do tệ nạn phá rừng, khai thác đất bừa bãi, lạm dụng các đồng cỏ chăn nuôi… Hệ thống cây cối che phủ mặt đất đã bị tiêu hủy, để lộ ra bề mặt trơ và bị ngoại lực xâm thực, lớp nung bên trên bị xói mòn do mưa gió, gây nên tình trạng lũ lụt đầu nguồn và hạn hán vào các mùa trong năm, thu hẹp diện tích trồng trọt và chăn nuôi. Bên cạnh đó phần đất canh tác còn lại đang đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm bởi sự lạm dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ… với hàm lượng các độc tố cao.

  1. Khí hậu biến đổi với sự lãng phí năng lượng

Các sản phẩm chất thải ở thể khí gây ra hiệu ứng nhà kính và đang trở thành mối đe dọa lớn đối với sự sống trên hành tinh. Chính điều này đã gây nên hiện tượng tan băng ở hai cực địa cầu, làm cho mực nước biển dâng cao, có nguy cơ nhấn chìm nhiều đảo quốc ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương cũng như xâm lấn vùng duyên hải Trung Quốc và các trũng đông dân như Bangladesh. Bên cạnh đó, nhiệt độ môi trường tăng cao cũng là mối đe dọa của hệ thống sinh thái hành tinh và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, nhu cầu về tiêu thụ năng lượng đang tăng lên đáng kể từ việc ra đời của hàng loạt chính sách công nghiệp hóa ở những nước đang phát triển. Đặc biệt là khu vực châu Á – Thái Bình Dương với mức tiêu thụ tăng gấp đôi trong khi các quốc gia châu Âu và Mỹ tăng từ 50 – 70% từ 1990-2010. Tuy nhiên, khả năng tận dụng nguồn năng lượng chưa triệt để bên cạnh sự lãng phí đã làm cho đòn bẩy kinh tế chưa hiệu quả trong mục tiêu kích thích sự tăng trưởng và phát triển của các loại kỹ thuật tiên tiến nhằm tiết kiệm năng lượng.

  1. Nguy cơ tuyệt chủng nhiều dạng sinh học

Chính sự thu hẹp các vùng sinh thái tự nhiên bởi xu hướng đô thị hoá ồ ạt cùng sự khai thác đất canh tác và khai phá rừng cũng như hiện trạng ô nhiễm môi sinh: đã hủy diệt hàng loạt các giống, loài động thực vật ngay từ những năm đầu của thập kỷ 1960. Và cũng chính tệ trạng này đã làm biến mất nhiều dạng vi sinh vật có thể được dùng trong sản xuất dược liệu mới, những cấu trúc di truyền kháng bệnh ở một số cây trồng tự nhiên… trong khả năng tự thích ứng với những biến đổi của khí hậu và dịch bệnh.

  1. Tệ nạn phá rừng

Trước tình trạng di dân và khai thác đất lâm nghiệp thiếu kế hoạch và tệ nạn khai thác rừng bừa bãi ở các quốc gia công nghiệp và đang phát triển đã làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Nếu như trước đây, khu vực rừng và hệ thực vật ở vùng ôn đới đã bị tàn phá nặng nề để phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, thì hiện xu hướng này đang quay sang các khu rừng nhiệt đới. Theo con số thống kê không đầy đủ thì từ năm 1980–1995, hơn 150 triệu hecta rừng đã bị hủy diệt do sự khai thác và cháy rừng, chiếm khoảng 12% tổng diện tích bề mặt thực vật bao phủ. Nếu không có kế hoạch kìm hãm tốc độ phá rừng như hiện nay nhằm khắc phục hậu quả, đến năm 2030 các khu rừng châu Á sẽ biến mất. Và khi ấy, chuyện gì sẽ xảy ra với bầu không khí quanh ta ?.

  1. Nguy cơ về nguồn gốc nước sạch

Hệ thống rừng đầu nguồn – bên sự phòng hộ lũ lụt có nhiều chức năng điều tiết nước ngọt vào mùa khô – đang dần thu hẹp, làm cho lưu lượng nước thay đổi hệ thống sông ngòi và suối. Chính điều này đã dẫn đến vấn đề ô nhiễm nguồn nước, là nguyên nhân của nhiều loại bệnh tật ở các nước đang phát triển và 1/3 các trường hợp tử vong có liên quan đến nguồn nước uống bị khuấy nhiễm hay vì hóa chất. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thì trung bình mỗi ngày có khoảng 25.000 người bị chết vì một loại bệnh có mầm bệnh trong nước. Với phương thức thâm canh hiện đại cùng sự lạm dụng mức độ các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước uống. Các chuyên gia cảnh báo rằng, thế kỷ XXI, ¼ dân số thế giới sẽ có nguy cơ đối diện với tình trạng thiếu nước uống.

12920376_778021052333070_4084758293895296373_n6. Nguy cơ ô nhiễm từ hóa chất

Các loại chất thải hóa học ở những dạng thể khác nhau đang hiện diện cả trong không khí, trong nước, trong bản thân – động vật và con người. Không chỉ có những thành phần hữu cơ, các thành tố kim loại nặng, mà những chất độc hại có bên trong các dây chuyền chế biến thực phẩm… đang thực là mối đe dọa đến sức khỏe cộng đồng người và hệ thống động vật. Chính chúng là nguyên nhân của các loại ung thư, vô sinh hay những trường hợp tai biến có tính bẩm sinh.

  1. Tình trạng đô thị hóa tràn lan

Thực trạng về bùng nổ dân số, nông nghiệp kém hiệu quả do sự thoái hóa đất trồng và khiếm diện trong phân bổ ngành nghề… đã kéo theo sự đói kém, nghèo khổ, đẩy các tầng lớp nông dân nghèo rời bỏ làng mạc về chen chúc ở những khu ổ chuột tại các thành phố lớn. Chính vấn đề này đã làm cho điều kiện sống của họ gặp nhiều khó khăn như thiếu nước uống và tắm rửa, ô nhiễm môi trường sống chung quanh, bệnh tật và mất kiểm soát về trật tự, trị an. Xu hướng đô thị hóa tràn lan đã không kiểm soát được các khu vực vành đai, làm cho môi trường sinh thái khu vực mất cân đối, nguyên nhân của nhiều căn bệnh hiện đại.

  1. Nguy cơ về nguồn lợi từ biển và tình trạng ô nhiễm

Nạn khai thác tài nguyên biển một cách bừa bãi đã làm giảm thiểu các nguồn thủy – hải sản. Bên cạnh đó, các loại chất thải công nghiệp đã đầu độc sự sống trong biển, gây ra sự nguy hại cho sức khỏe con người. Chính sự tập trung dân cư với mật độ thái quá ở vùng ven biển đã làm cho môi trường sống khu vực chịu một sức ép nặng nề trước nguy cơ ô nhiễm nặng.

  1. Ô nhiễm bầu không khí

       Càng ngày, bầu không khí ở các đô thị và thành phố lớn càng bị ô nhiễm nặng bởi lượng khí thải quá lớn từ việc sinh hoạt sản xuất giao thông. Đây là mối đe dọa lớn nhất đối với các căn bệnh đường hô hấp và là nguyên nhân của những trường hợp tử vong, đó là những trận mưa acid, khí thở ngột ngạt, làm biến đổi khí hậu và xuống cấp nhanh các công trình xây dựng…

  1. Tổn thương tầng ozone và tia cực tím

   Ngay từ hội nghị về môi trường Montreal năm 1995 đã ban hành lệnh cấm sử dụng chất CFCs (chlorofluorcarbons) và HCFCs (hydrochlorofluorcarbons) mà đặc biệt là methyl bromide trong sản xuất, vì chúng là thủ phạm của tình trạng tổn thương tầng onzone. Những lỗ thủng này ngày càng nghiêm trọng vào mỗi mùa xuân ở hai cực. Và qua các lỗ này, tia cực tím độc hại từ mặt trời sẽ gây nên các chứng bệnh ung thư da. Tuy nhiên, giới chuyên môn tin rằng, việc hủy bỏ các chất thủ phạm trên có thể phục hồi được tầng ozone trở lại trạng thái ban đầu.

Mai Thảo   (Dịch theo Science)

ĐT&PT SỐ 61/2016

Check Also

Cover Mot nam nhin lai covid_0

VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI TA ĐI TỚI

Năm 2020, tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp hơn so …